Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

Trường học là nơi đào tạo thế hệ trẻ thành con người có trình độ văn hoá và cũng là nơi có trách nhiệm luyện cho các em có ý thức học tập, từ đó các em thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh. Trong quá trình giáo dục học sinh theo hướng đổi mới Lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên là người thiết kế dạy học. Là giáo viên chủ nhiệm, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, vạch ra con đường thuận lợi, dễ đi và tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập cũng như trong rèn luyện đạo đức.

Môi trường giáo dục rất cần thiết để giúp con người nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học, phải chú trọng giáo dục ngay từ đầu cấp, đó là trách nhiệm của giáo viên phụ trách lớp, vì thế công tác chủ nhiệm lớp góp phần quan trọng trong việc thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tiến tới hoàn thành tốt kế hoạch, mục tiêu và nhiệm vụ năm học.

doc 10 trang phandinh 05/06/2024 960
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TÔT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP” 2015- 2016
người thầy đạt kết quả tốt. Từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện 
pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”
 III. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 - Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp một 
Trường Tiểu học Hướng Phùng, Hướng Hóa, Quảng Trị.
 - Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên và học sinh lớp một
 IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 - Giúp giáo viên nêu cao tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và chủ 
nhiệm lớp.
 - Tìm ra những nguyên nhân chưa đạt trong công tác chủ nhiệm, từ đó đề 
xuất một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp 
phần phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh.
 V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
 * Về phía giáo viên:
 - Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, đó là 
một trong những yếu tố nhằm thúc đẩy chất lượng giáo dục ngày càng được 
nâng cao. 
 - Thấy được những thiếu sót, những ưu, khuyết điểm trong công tác chủ 
nhiệm lớp để khắc phục và hoàn thiện cho tốt hơn.
 * Về phía học sinh:
 - Hiểu được “Học là nhiệm vụ và quyền lợi của học sinh”. Từ đó các 
em hăng say và sức tích cực học tập.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 - Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, vì 
giáo dục là nền tảng để xây dựng con người trở nên hoàn thiện và hữu dụng cho 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Nga –Trường Tiểu học Hướng Phùng Trang 2 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TÔT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP” 2015- 2016
ruột, tức giận khi học sinh giao tiếp với mình. Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu 
về nghệ thuật (vẽ, hát, múa, dẫn chương trình,) sẽ tăng thêm sự tự tin vào khả 
năng của chính bản thân mỗi học sinh. Một trong những nguyên tắc giáo dục là: 
giáo dục bằng tập thể, trong tập thể, vì tập thể; giáo dục được tiến hành trong 
khi học tập, trong lúc vui chơi nên nhất thiết người giáo viên phải xây dựng 
được một đội ngũ cán bộ lớp làm nòng cốt, là “cánh tay phải” của mình. 
 - Muốn vậy cần phải có một sự chọn lựa dựa trên cơ sở định hướng của 
giáo viên và khả năng tín nhiệm của các bạn. Thường xuyên trao đổi công việc 
với các em, để các em tin tưởng và tâm sự với thầy cô những suy nghĩ của 
mình; đồng thời cần nhắc nhở các em không nên tự cao, tự đại, lạm dụng quyền 
hành trong cách cư xử với bạn, động viên, khen ngợi kịp thời. Để giúp cho các 
em hoạt động có hiệu quả, tích cực, chính xác, người giáo viên cần thiết kế hệ 
thống sổ sách theo dõi phù hợp và thường xuyên kiểm tra, đánh giá để có cách 
điều chỉnh thích hợp qua” Nhật kí Giáo viên chủ nhiệm”. Quan tâm tới sự 
phát triển nhân cách của trẻ bằng cách cư xử lịch sự, lễ phép khi giao tiếp là 
điều không thể thiếu.
 - Đối với lứa tuổi học sinh lớp Một, sự nhận thức tư duy nói chung, đều 
còn rất non trẻ. Ta cần hướng dẫn, giáo dục các em có thói quen nề nếp, ý thức 
trong học tập, trong cuộc sống để các em dần trở thành người có ích cho xã hội, 
đạt được mục tiêu trên chính là trách nhiệm của “người giáo viên chủ nhiệm 
lớp”.
 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
 a) Thuận lợi:
 - Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện cho công tác giảng dạy thuận 
lợi: phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, cơ sở vật chất khá đầy đủ.
 - Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Phòng GD&ĐT và Ban giám hiệu 
Nhà trường.
 Giáo viên: Nguyễn Thị Nga –Trường Tiểu học Hướng Phùng Trang 4 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TÔT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP” 2015- 2016
 8 tuổi: 11 em
 - Về địa bàn học sinh ở: 
+ Thôn Cheng: 05 em
+ Thôn Ma Lai: 20 em
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
 - Để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm, trước hết giáo viên phải nắm 
vững tình hình chung ngay sau khi nhận lớp thông qua điều tra cơ bản. Giáo 
viên nắm rõ hoàn cảnh kinh tế của từng đối tượng học sinh trong lớp, từ đó lập 
ra kế hoạch cụ thể theo tuần, tháng, năm để thực hiện cho phù hợp.
 - Đặc biệt, cần chú trọng giáo dục học sinh có nề nếp trong mọi sinh hoạt; 
giáo dục các em có hành vi đạo đức tốt, biết vâng lời ông bà cha mẹ, kính trọng 
thầy cô, lễ phép với người lớn, luôn hòa nhã giúp đỡ bạn bè, khắc phục nói tục, 
chửi thề
 - Giáo dục học sinh có tinh thần lao động, yêu lao động, biết quý trọng 
thành quả lao động, hăng hái tham gia lao động tập thể. Giữ gìn vệ sinh môi 
trường, tạo cảnh quan trường học “xanh - sạch - đẹp” 
 - Giáo dục học sinh thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng 
cường sức khỏe, nhắc nhở các em tham gia tốt thể dục giữa giờ, thực hiện tốt 
giờ học thể dục. Qua đó giúp học sinh nắm vững những kiến thức, kỹ năng, kỹ 
xảo; biết vận dụng tối vào trong chương trình học tập, tạo cơ sở cho việc rèn 
luyện thể chất cho học sinh. Giáo dục cho học sinh biết phòng chống bệnh tật và 
có ý thức phòng chống tệ nạn xã hội, hiểu biết luật giao thông và giữ đúng luật 
đi đường.
 - Trong giảng dạy, giáo viên luôn tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho 
học sinh, giúp các em thấy được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 
Giáo viên phải tôn trọng học sinh, trò kính thầy; thầy quý trò. Và trong kiểm tra 
đánh giá học sinh, giáo viên phải nghiêm túc, sáng suốt và công bằng. Giáo viên 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Nga –Trường Tiểu học Hướng Phùng Trang 6 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TÔT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP” 2015- 2016
 Từ năm học 1997-1998 đến nay. Bản thân tôi trực tiếp giảng dạy và chủ 
nhiệm các lớp học sinh, tôi đã áp dụng những biện pháp được nêu trên vào quá 
trình giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho học sinh đều mang lại kết quả 15 
năm liền tập thể lớp Tiên tiến.
 5 năm liền lớp tôi chủ nhiệm đều có học sinh đạt danh hiệu cấp huyện và 
cấp tỉnh giữ vở sạch viết chữ đẹp cấp huyện.
 Năm học 2015-2016 được sự phân công của nhà trường, tôi giảng dạy lớp 
1C. Trong thời gian dạy học vừa qua, bản thân tôi cũng như các tập thể học sinh 
do tôi trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy đã được nhà trường, Đội – Sao và các 
bạn đồng nghiệp cùng học sinh trong trường Tiểu học Hướng Phùng đánh giá 
rất cao trong mọi hoạt động giáo dục của lớp và là tập thể có nhiều thành tích về 
công tác tạo ra môi trường học tập thân thiện và học sinh tích cực. Từ những kết 
quả đạt được đó đã được các em học sinh hưởng ứng mạnh mẽ.
 - Bằng những kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm mà bản thân đã thực 
hiện qua nhiều năm, cùng với sự quyết tâm áp dụng một số kinh nghiệm nói 
trên đã làm lớp thay đổi một cách có hiệu quả, cụ thể như sau:
 - Ý thức tự quản lớp tốt, đội ngủ cán bộ lớp năng động nên giáo viên đỡ 
mất nhiều thời gian kiểm tra. 
 - Sĩ số khá đảm bảo
 - Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội qua 
các cuộc họp phụ huynh, công tác xã hội hóa giáo dục: Phụ huynh luôn hợp tác, 
sẵn sàng tham gia các hoạt động nhân đạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể cho 
học sinh.
 - Phong trào thi đua học tập và rèn luyện đạo đức tốt, nâng cao được hiệu 
quả giáo dục, cụ thể kết quả hai mặt giáo dục như sau:
 - Năm học 2015-2016 GVCN Lớp 1C đạt được chất lượng tiến bộ rỏ rệt 
như chất lượng Kiểm tra và đánh giá cuối học kỳ I:
 Giáo viên: Nguyễn Thị Nga –Trường Tiểu học Hướng Phùng Trang 8 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TÔT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP” 2015- 2016
 - Nếu có điều kiện tôi sẽ đưa những kinh nghiệm của mình chia sẽ cùng 
với các đồng nghiệp ở trường để cùng nhau đưa chất lượng dạy và học ngày 
càng cao hơn.
 IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
 - Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học nhằm đáp ứng 
những yêu cầu của ngành, tôi xin có một số ý kiến sau:
 - Các cấp lãnh đạo ngành nên tổ chức các lớp bồi dưỡng công tác chủ 
nhiệm, hoặc nêu gương những giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm để học hỏi 
lẫn nhau.
 - Khi có những sáng kiến đạt hiệu quả, Phòng Giáo dụcvà Đào tạo nên có 
những khích lệ và đưa ra trước đội ngũ giáo viên cùng chia sẻ.
 Xác nhận của hiệu trưởng Quảng Trị, ngày 28/3/2016
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN 
 của mình tôi viết.(Tuyệt đối không 
 sao chép của ai khác.)
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Nga
 Giáo viên: Nguyễn Thị Nga –Trường Tiểu học Hướng Phùng Trang 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu.doc