Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm

Theo dự thảo chương trình phổ thông mới sau năm 2015, Bộ Giáo dục và đào tạo xác định: “Chương trình giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và thói quen, phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có trí thức và sáng tạo”. Mục đích chương trình giáo dục phổ thông là đích đến, và đầu ra của sản phẩm giáo dục – nhân cách người học mà nhà trường phổ thông nói chung, hay nhiệm vụ của cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên mỗi nhà trường phải góp phần sáng tạo nên.

Để đạt được mục tiêu trên, mỗi thành viên của nhà trường (cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên) phải có được những phẩm chất, năng lực nhất định. Mỗi mục tiêu giáo dục của một giai đoạn nhất định sẽ đòi hỏi cán bộ quản lý, giáo viên của mỗi nhà trương phải đáp ứng được những yêu cầu của thời đại giai đoạn đó.

Là một giáo viên, tôi may mắn khi được phân công nhiệm vụ làm chủ nhiệm ngay từ lúc vào ngành và xuyên suốt trong quá trình công tác. Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi đã nhận thức sâu sắc sứ mệnh cao cả của mình là làm sao tạo được những điều kiện thuận lợi nhất để mỗi học sinh mà mình chủ nhiệm có thể “phát triển hết khả năng vốn có của bản thân, hình thành được những tính cách thói quen” như mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông đã đề ra. Song, đối tượng học sinh tôi chủ nhiệm không giống nhau cả về hoàn cảnh, khả năng tiếp thu, tâm sinh lí, thái độ về một vấn đề chung, không những thế ngay cả cùng một lứa tuổi nhưng trong mỗi thời kì khác nhau thì sự phát triển xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến những yếu tố trên, điều đó dẫn đến việc định hướng, giáo dục để hình thành thói quen tốt từ đó hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách đúng đắn, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong việc xử lí mọi vấn đề của lớp chủ nhiệm. Là giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ và học hỏi kinh nghiệm chủ nhiệm của các giáo viên đi trước để tìm ra những biện pháp, giải pháp tối ưu nhất có thể thực thi và đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác của mình.

docx 29 trang phandinh 08/05/2024 850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm
 công tác của mình. Tôi đã đúc kết những biện pháp đó thành sáng kiến kinh nghiệm cho 
riêng mình và đó chính là lí do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp 
giúp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm”.
1. Mục đích đề tài:
a) Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh lớp chủ nhiệm và các biện pháp thực hiện trong công tác chủ nhiệm.
b) Cơ sở nghiên cứu
 Kết quả của các hoạt động chủ nhiệm: ý thức và thái độ khi thực hiện của học sinh 
cũng như hiệu quả của các hoạt động lớp chủ nhiệm, kết quả của việc thực hiện các quy 
định, nội quy của chi đội, Liên đội, các quy định của trường, của ngành đối với học 
sinh.
c) Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu, áp dụng và tìm ra những biện pháp tốt nhất để thực hiện hiệu quả các vấn 
đề trong công tác chủ nhiệm.
2. Phương pháp
a) Các phương pháp nghiên cứu
 + Phương pháp quan sát;
 + Phương pháp điều tra;
 + Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
 + Phương pháp thử nghiệm;
 + Phương pháp đối chứng.
b) Giới hạn của đề tài
 Các biện pháp áp dụng trong công tác chủ nhiệm học sinh THCS.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
- Trường có đội ngũ cán bộ quản lí có năng lực, phương thức lãnh đạo gần dân, luôn 
tìm hiểu về tình hình thực tế ở địa phương, am hiểu về đặc thù của vùng và luôn có việc đăng kí học lớp 2 buổi/ngày thường là những đối tượng học sinh có ý thức học tốt, 
hoàn cảnh gia đình phần lớn là không khó khăn nên ngẫu nhiên “dồn” những học sinh 
có ý thức học chưa hoặc không tốt, hoàn cảnh khó khăn, hóc sinh cá biệt về những lớp 
còn lại gây khó khăn trong việc tạo môi trường học tập lẫn nhau, thực hiện “Đôi bạn 
cùng tiến” của lớp chủ nhiệm, việc thực hiện các hoạt động khác của lớp chủ nhiệm (1 
buổi) cũng không đạt chất lượng do kinh phí và do tâm lí “thua kém” của các em trước 
các lớp trong trường, việc thực hiện bảo hiểm y tế không đạt chỉ tiêu làm ảnh hưởng 
đến chỉ tiêu chung của trường, của ngành; việc hoàn thành các khoản thu cũng chậm. 
Vấn đề thực hiện Sổ liên lạc điện tử đối với lớp 1 buổi chưa hiệu quả vì phần lớn phụ 
huynh khó khăn nên có suy nghĩ “phó thác” con mình cho trường, cho giáo viên chủ 
nhiệm nên không muốn liên hệ, cũng có phụ huynh thấy được tiện ích của Sổ liên lạc 
điện tử trong việc giáo dục con em rất muốn sử dụng nhưng lại ... không có tiền!
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát triển năng động 
của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang làm cho việc rút ngắn 
khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên thực tiễn hơn và nhanh chóng 
hơn. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã 
hội. Đổi mối giáo dục cũng đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Bối cảnh trên tạo nên 
những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng 
nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhà trường hiện 
nay phải đáp ứng yêu cầu học tập của mọi đối tượng học sinh để đảm bảo quyền học 
tập của mỗi học sinh, đảm bảo phổ cập giáo dục toàn dân. Vì vậy, mỗi giáo viên chủ 
nhiệm phải là nhà quản lý lãnh đạo tập thể học sinh (lớp học), đồng thời cũng là nhà 
giáo dục, phải có đủ tài năng sư phạm mới tác động hỗ trợ từng học sinh hoàn thiện 
phát triển nhân cách, đồng thời là người tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục sao 
cho có hiệu quả nhất trong việc tác động đến sự phát triển nhân cách người học. Hơn 
nữa, sự thay đổi của đối tượng học sinh cũng như những yêu cầu mới của sự phát triển 
của khoa học, giáo dục hiện đại ngày nay bắt buộc các nhà quản lý, giáo viên các cấp 
trong đó có giáo viên chủ nhiệm phải thay đổi, phải có những năng lực mới đáp ứng 
được xu hướng phát triển giáo dục thời kì hội nhập.
II. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
1. Các vấn đề liên quan đến đề tài:
1.1. Đặc điểm lứa tuổi của học sinh cũng như khả năng thích ứng của các em. Nhu cầu 
được đến trường, được học tập và được hưởng mọi quyền lợi về giáo dục.
1.2. Khả năng tự quản của học sinh và thực hiện các quy định của trường, lớp và các 
hoạt động khác.
1.3. Tinh thần và thái độ của học sinh khi thực hiện nội quy thi đua của lớp, Liên đội, 
của trường. - Tiến hành tổ chức lớp, phân chỗ ngồi trên cơ sở: 
 + Lực lượng nòng cốt: Mỗi tổ đều phải có thành phần ban cán sự lớp.
 + Học lực của học sinh: Phải có sự xen kẽ học sinh yếu, kém với học sinh khá, giỏi. 
Số học sinh và học lực của học sinh ở các tổ phải tương đối ngang nhau.
 + Thể chất của học sinh: học sinh thấp ngồi trước, cao ngồi sau; mắt yếu ngồi gần 
bảng.
 + Nhiệm vụ: Lớp trưởng, tổ trưởng thường ngồi giữa hoặc ngồi sau của lớp, tổ.
 + Ý thức học sinh: học sinh nói chuyện nhiều, không chú ý học thì cho ngồi trước.
 + Nếu có thể sẽ chọn những đôi bạn cùng bàn cùng sống trên một tổ dân phố, nhà gần 
nhau để tiện hỗ trợ cho nhau trong mọi mặt.
*Lưu ý: Có thể ưu tiên cho những “Đôi bạn cùng tiến” có hiệu quả của năm học trước 
giữ lại mà không cần tách ra.
 - Với cách tổ chức lớp học theo các căn cứ trên có tác dụng:
 + Giúp phát huy được vai trò của ban cán sự lớp trong việc quản lí lớp học.
 + Các em học tốt có thể hỗ trợ được cho những học sinh học còn yếu.
 + Những học sinh ở xa nếu vắng học thì có người gửi giúp giấy xin phép nghỉ học, 
nếu đi học trễ vào ngày mình trực nhật thì các bạn trong lớp có thể hỗ trợ làm trực nhật 
kịp thời, 
- Qua thời gian ngắn thực hiện “Đôi bạn cùng tiến” trên lớp (4 tuần), dựa vào kết quả 
đạt được để xem có nên thực hiện “Đôi bạn cùng tiến” ở nhà không. Nếu có thể, thì sẽ 
chọn những đôi bạn gần nhà nhất, phối hợp tốt nhất để tiến hành giúp đỡ nhau tại nhà. 
Để thực hiện “Đôi bạn cùng tiến” tại nhà thì giáo viên chủ nhiệm phải liên hệ, trao đổi 
với phụ huynh của đôi bạn đó để đề nghị tạo điều kiện, giúp đỡ các em trong quá trình 
học nhóm. Giáo viên chủ nhiệm sẽ nêu ra một số quy định đối với đôi bạn để tránh 
trường hợp học sinh Khá, Giỏi không tôn trọng bạn cùng đôi làm cho bạn học sinh yếu 
bị xúc phạm sẽ không muốn học nữa, hoặc bạn yếu không chịu nghe lời của bạn Khá, 
Giỏi khi được hướng dẫn giảng giải bài làm cho bạn thấy không được tôn trọng và như 
vậy sẽ không phối hợp đươc, hoặc khi học theo đôi tại nhà bạn mà cứ tập trung nói 
chuyện, làm việc khác không phải việc học như vậy sẽ dẫn đến kết quả là hoạt động của 
đôi bạn sẽ không tiến bộ. Cuối tuần tổng hợp những ý kiến đóng góp xây dựng từ các 
đôi bạn và sẽ có điểm cộng kèm theo phần thưởng dành cho những đôi bạn tiến bộ.
3.2. Xây dựng tập thể học sinh tự quản là việc quan trọng nhất trong công tác chủ 
nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm. khác nhau: bạn bè, giáo viên bộ môn, người thân, để có biện pháp giáo dục kịp thời. 
Phải cho các em thấy rằng: thầy cô như là cha mẹ, anh chị, như là bạn thân, như là người 
cố vấn công bằng nhất.
+ Đừng đứng trên cao, ở từ xa mà “chỉ tay” yêu cầu các em làm việc này, việc khác dựa 
vào “chức danh” là giáo viên chủ nhiệm của các em mà hãy cùng các em tham gia các 
hoạt động như lao động, trồng cây, cùng các em gói quà trong các hoạt động của lớp, 
cùng tham gia những đợt nguyên góp của cả lớp như nguyên góp sách trong hoạt động 
“Tủ sách tình thương”, “Ủng hộ bạn bị bệnh hiểm nghèo trong thị xã”, nguyên góp 
“Ủng hộ nạn nhân chất đọc màu da cam”, nguyên góp “Đền ơn đáp nghĩa”, để các 
em thấy giáo viên gần gũi và luôn đồng hành cùng các em.
+ Đừng ngộ nhận rằng các em có khả năng tự quản là giao toàn bộ nhiệm vụ cho các 
em tự giải quyết. Tự giác là tốt, nhưng ở lứa tuổi của các em những suy nghĩ và hành 
động tự phát chưa chín chắn, thậm chí có khi lệch hướng do đó có thể cách nghĩ và cách 
làm của các em không theo đúng mục đích giáo dục của các phong trào hoạt động. Giáo 
viên chủ nhiệm luôn phải đồng hành để định hướng và hỗ trợ các em trong mọi hoạt 
động, phong trào. 
+ Trong tự quản, chắc chắn tính dân chủ phải được tôn trọng. Tuy nhiên, dân chủ mà 
không làm cho tập thể lớp đoàn kết hơn, ngược lại là cho lớp “rã đám” thì phải “triệt 
tiêu ngay” suy nghĩ dân chủ này, chẳng hạn như: tuần nào cũng đòi đổi lớp trưởng vì 
“không có lợi cho mình”, ngày nào cũng đòi đổi chỗ vì “ngồi với bạn này hợp, bạn kia 
không hợp”, 
+ Đừng che giấu cảm xúc của giáo viên chủ nhiệm trước tập thể lớp của mình. Hãy thể 
hiện cảm xúc của mình trước các em về các vấn đề của lớp: như vui khi lớp đạt kết quả 
tốt, buồn khi lớp bị phê bình, luôn bảo vệ quyền lợi chính đáng và công bằng cho học 
sinh lớp mình, “thể hiện sự bất bình cùng với lớp” khi các em cảm thấy uất ức trong 
một vấn đề nào đó, để các em cảm nhận được rằng giáo viên chủ nhiệm hiểu cảm xúc 
của các em, sau đó “bình tĩnh” hướng cho các em giải quyết vấn đề theo phương châm 
“xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp hơn”!
3.3. Nâng cao chất lượng giáo dục của học sinh lớp chủ nhiệm. 
 Chất lượng học sinh không phải lúc nào cũng “như ý”, không phải lúc nào cũng đồng 
đều và không phải lúc nào học sinh cũng có thể tự đưa ra phương pháp học tốt nhất cho 
tất cả các môn học. Vì là một tập thể lớp, dù học 1 buổi hai 2 buổi trong ngày thì đều 
có trường hợp em này giỏi “chắc” em kia giỏi “không chắc”, em này học giỏi môn này 
nhưng lại “thất bại thảm hại” đối với môn học kia, em này có kĩ năng diễn đạt bằng lời 
nhưng chữ viết thì “hỡi ôi!” không ai đọc được hoặc trình bày lộn xộn, không theo cấu 
trúc, câu cú không diễn đạt trọn vẹn được ý mình muốn nói, trong cùng một lớp nhưng 
chắc chắn mức độ tiếp thu kiến thức khác nhau kể cả những em có cùng kết quả về học 
lực, sự chênh lệch giữa các bạn học Giỏi, Khá, Trung bình và Yếu, Kém với nhau. Hoặc 
có những em học được bộ môn những do may rủi nên sẽ không tự xây dựng cho mình 
một phương pháp học tốt bộ môn hiệu quả nhất, ... Do đó, nhiệm vụ của giáo viên chủ 
nhiệm là phải tìm hiểu những vấn đề chung của lớp, những khó khăn các em gặp phải chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam (tháng 11), cuối học kì 1, chào mừng Ngày thành 
lập Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2), chào mừng Ngày thành lập Đoàn Thanh niên 
Cộng sản Hồ Chí Minh (tháng 3), cuối học kì 2,...
- Rút ra kinh nghiệm học tốt từ các hoạt động, tham khảo các tài liệu trên mạng, nhờ 
giáo viên bộ môn hoàn chỉnh để soạn thảo những cẩm nang hướng dẫn phương pháp 
học tốt các bộ môn ở trường và ở nhà, làm sổ tay cho các học sinh của lớp để áp dụng.
3.4. Tuyên truyền, định hướng và giáo dục học sinh trong các hoạt động, phong trào của 
lớp, của trường. Phải làm sao để các em hình thành thói quen tự giác thực hiện, từ đó 
phát triển thành kĩ năng và thay đổi cách nhìn, quan điểm, ý thức, thái độ và hành vi 
của bản thân trong việc xác định rõ trách nhiệm của bản thân đối với cá nhân, với tập 
thể lớp, trường, gia đình và địa bàn nơi sinh sống. Phải chủ động tự thực hiện và tự chịu 
trách nhiệm, để thưc hiện tốt việc này cần:
- Xây dựng cơ sở thi đua giữa các tổ trong từng tuần. 
 Việc đưa ra các quy định chung của lớp trong thi đua từng tuần phải được xây dựng 
ngay từ đầu năm học và được đưa ra thảo luận, thống nhất trong một cuộc họp của lớp 
đầu năm. Trong cuộc họp này, các em có quyền đề nghị tăng hoặc giảm điểm trừ, điểm 
cộng mà theo các em là phù hợp; đề xuất những trường hợp được cộng điểm, bị trừ 
điểm chưa được đề cập trong các quy định mà giáo viên chủ nhiệm xây dựng. Đây là 
lần đầu tiên các em được thể hiện ý kiến cá nhân, sự dân chủ, thảo luận và xây dựng 
một chuẩn thi đua dựa trên ý kiến thống nhất của tập thể. Bước đầu hình thành khả năng 
tự quản cho lớp chủ nhiệm.
- Việc thực hiện các quy định của Đội, xung kích, trường, của lớp là một cách giúp việc 
hình thành và tạo thói quen cho các em trong quá trình hình thành thói quen tự quản rất 
tốt. Tuy nhiên, trước khi yêu cầu các em thực hiện nghiêm túc các quy định trên thì giáo 
viên chủ nhiệm phải cùng với lớp thảo luận “vì sao không được làm?”, “vì sao được 
làm?”, Phải tạo ra tình huống giả định hoặc thực tế để các em thấy, cảm nhận và nhận 
xét, nêu ý kiến cá nhân mình về vấn đề đó, từ đó mới định hướng các em điều gì nên 
và điều gì không nên, như vậy các em mới hiểu và thực hiện nó như một “phản xạ tự 
nhiên” mà không “cố gượng ép”. Tuyệt đối không được đưa một bản nội quy và thông 
báo: “Các em không được, chỉ được,..” làm như vậy học sinh sẽ không hiểu được 
mục đích của các quy định trên mà chỉ thực hiện vì “sợ bị thế này, sợ bị thế kia” 
- Trong các phong trào, hoạt động, giáo viên chủ nhiệm phải tạo điều kiện để các em có 
thể chủ động đề xuất cách thức thực hiện, phương án giải quyết hiệu quả. Tuy nhiên, 
giáo viên chủ nhiệm vẫn là người định hướng các em theo đúng mục đích giáo dục của 
các phong trào, hoạt động.
- Hình thành kĩ năng tự quản của học sinh thông qua việc tạo điều kiện để các em làm 
chủ trong các vấn đề: điều hành sinh hoạt lớp, nuôi heo đất và cách sử dụng heo đất, lao 
động, sinh hoạt đội.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_thuc_hien_tot_co.docx