Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xác định các đường lối chủ trương, chính sách phát triển văn hoá, khoa học và giáo dục của đất nước. Ở các Đại hội của Đảng gần đây, các vấn đề trên đều được xem là các quốc sách quan trọng, Văn kiện Đại hội VIII đã xác định rõ ''Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài bồi dưỡng tư tưởng và văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội''. Trong thời giantiếp sau đó, ban chấp hành trung ương khoá VIII lại có nghị quyết trung ương 2 về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Đây là nghị quyếtcó vai trò đặc biệtquan trọng đối với sự phát triển các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hoá nói riêng và sự phát triển mạnh mẽ, bền vững của đất nước nói chung.

Tại đại hội lần này, với tinh thần "Nhìn lại quá khứ hướng tới tương lai", trong thời điểm thế kỷ XX đã kết thúc, thế kỷ XXI vừa bắt đầu, Đại hội đã kiểm điểm đánh giá những thành tựu và khuyết điểm thời gian qua, đề ra những quyết sách cho thời kỳ tới, trong đó có các vấn đề phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vẫn hết sức được quan tâm và xem như là những nhiệm vụ trọng đại trong thời kỳ mới.

Chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo hướng tới mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển cao về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, phong phú về tâm hồn, cường tráng về thể chất. Văn kiện đại hội IX chỉ rõ: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanhvà bền vững".

docx 26 trang phandinh 08/05/2024 1100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5
 Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5
 MỤC LỤC
 Trang
Phần I: Mở đầu - Những vấn đề chung 2
 I. Lý do chọn đề tài 2
 II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu 3
 1. Mục đích nghiên cứu 3
 2. Phương pháp nghiên cứu 3
 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
 1. Đối tượng nghiên cứu 4
 2. Phạm vi nghiên cứu 4
Phần II: Nội dung
A. Cơ sở lí luận 5
B. Thực trạng 5
 I. Xã hội 5
 II. Tìm hiểu thực tế lớp tôi giảng dạy 6
 1. Khó khăn 6
 2. Thuận lợi 6
 III. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS chưa ngoan, ý thức kỷ luật chưa cao 7
 1. Nguyên nhân kinh tế xã hội 7
 2. Môi trường gia đình 7
C. Biện pháp
 I. Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp năm học 2016 - 2017 8
 Biện pháp 1: Điều tra 9
 Biện pháp 2: Phân công mạng lưới tổ chức lớp 10
 Biện pháp 3: Khơi dậy tính truyền thống cho học sinh 12
 Biện pháp 4: Thành lập các đội năng khiếu 13
 Biện pháp 5: Rèn nếp kỉ luật trong giờ học và trong các giờ SHTT 13
 Biện pháp 6: Kết hợp với phong trào Đội và thi đua 14
 Biện pháp 7: Biện pháp giáo dục trực tiếp 17
 Biện pháp 8: Phối kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường 17
 Biện pháp 9: Ngăn chặn ảnh hưởng của văn hoá phẩm độc hại đối với HS 19
 Biện pháp 10: Xây dựng lớp học thân thiện 20
 II. Kết quả đạt được 21
 1. Về phía học sinh 22
 2. Về phía giáo viên 23
Phần III: Khuyến nghị và kết luận chung
 Khuyến nghị 24
 Kết luận chung 24
 Tài liệu tham khảo 25
 1/25 Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5
rèn luyện kỹ năng, giáo dục có ý thức và ứng xử, thỏa mãn nhu cầu và hứng thú, 
phát triển năng lực của học sinh. Học sinh tiểu học còn chưa biết hành động độc 
lập, giáo viên phải là người tổ chức hoạt động, làm sao cho từng em học sinh có 
được công việc thích hợp và bộc lộ được khả năng của mình. Giáo viên tiểu học 
là một trong những “Thần tượng” của học sinh, là tấm gương sáng để các em 
noi theo. Trong những giờ tới trường, giáo viên tiểu học hầu như lúc nào cũng ở 
cạnh các em nhỏ, kiểm tra theo dõi được từng hành vi của các em. Bằng tấm 
gương của mình kết hợp với việc truyền thụ những giá trị chuẩn mực thể hiện 
nội dung các môn học, giáo viên tiểu học còn góp phần to lớn trong việc hình 
thành và phát triển nhân cách trẻ thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
 Để nâng cao chất lượng giáo dục thì việc đầu tiên của người giáo viên là 
làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, nhưng công tác chủ nhiệm lớp không phải là 
một công việc đơn giản mà nó luôn là một vấn đề trăn trở đối với hầu hết các 
giáo viên tiểu học:
 - Làm thế nào để xây dựng được một tập thể vững mạnh phù hợp với lứa 
tuổi học sinh?
 - Nhân cách học sinh được hình thành và phát triển bằng con đường nào?
 - Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập, năng lực và phẩm chất của 
học sinh?
 - Việc giáo dục học sinh chưa ngoan vẫn còn là vấn đề nan giải. Từ những 
vấn đề trên, bản thân sau nhiều năm giảng dạy, tôi đã tự rút kinh nghiệm cho 
mình qua từng năm và không ngừng suy nghĩ tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của 
đồng nghiệp đi trước có uy tín, có năng lực để công tác chủ nhiệm của mình đạt 
kết quả cao. Xuất phát từ những lí do trên, nên tôi đã chọn đề tài: ''Một số biện 
pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5.''
 II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
 1. Mục đích nghiên cứu
 Từ việc nghiên cứu thực trạng hành vi, chất lượng đạo đức của học sinh 
lứa tuổi tiểu học nói chung và cụ thể bằng số liệu lớp tôi chủ nhiệm trong năm 
học 2016 - 2017, tìm ra những hành vi đạo đức chưa chuẩn mực của học sinh 
tiểu học hay những thói quen chưa chuẩn mực. Từ đó tìm ra biện pháp nâng cao 
hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5A 
mà tôi chủ nhiệm trong năm học 2016 - 2017 nói riêng, để đúc rút ra một số 
kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp của mình.
 2. Phương pháp nghiên cứu
 Một số phương pháp được áp dụng khi thực nghiệm nghiên cứu:
 - Phương pháp điều tra nghiên cứu thực tế.
 3/25 Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5
 Phần II. Nội dung
 A. Cơ sở lí luận
 Phẩm chất đạo đức là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc nhân cách 
toàn diện của con người (theo quan điểm Mác xít).
 Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường luôn là vấn đề mà cả 
xã hội quan tâm vì cấp tiểu học là cấp học nền móng trong hệ thống giáo dục 
quốc dân.
 Nhà trường tiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển 
toàn diện nhân cách của các em. Chính vì thế, giáo dục đạo đức cho học sinh 
tiểu học có vị trí quan trọng trong mục tiêu phát triển toàn diện.
 Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ đơn thuần trên lí thuyết mà 
còn thông qua các hành động thực tiễn trong các mối quan hệ của các em. 
Nhiệm vụ của người giáo viên là phải giúp cho các em có sự phát triển toàn diện 
về nhân cách, đó chính là sự thống nhất giữa đức và tài hay sự phát triển toàn 
vẹn về năng lực và phẩm chất. Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói:
 "Có tài mà không có đức là người vô dụng.
 Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó."
 Vì vậy việc giáo dục đạo đức trong trường tiểu học có vị trí cực kì quan 
trọng và đòi hỏi sự chung tay giúp sức của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà 
trường.
 B. Thực trạng
 I. Xã hội
 Môi trường văn hoá lành mạnh sẽ giúp đứa trẻ tiếp thu những giá trị xã 
hội đúng đắn, còn ngược lại môi trường văn hoá lệch lạc sẽ tạo điều kiện để trẻ 
vi phạm những hành vi đạo đức, những chuẩn mực xã hội. Ở nước ta trong 
những năm gần đây đã có nhiều những biến đổi về kinh tế xã hội... song đạo đức 
xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng do ảnh hưởng của lối sống thực dụng tạo ra 
những con người có tư tưởng lối sống gấp. Thêm vào đó là sự nhập lậu và tung 
ra thị trường những ấn phẩm sách báo, phim ảnh, đồ chơi trẻ em mang tính chất 
kích động bạo lực và lối sống không lành mạnh... tất cả những điều đó đã ảnh 
hưởng đến sự hình thành nhân cách của trẻ em, là tiền đề cho những hành vi sai 
lệch, ý thức kỷ luật chưa tốt của trẻ.
 Các tệ nạn xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến các hành vi đạo đức của trẻ. 
Các em chỉ thích đọc một số truyện tranh mang tính bạo lực hay chơi những trò 
chơi hành động như bắn nhau bằng súng phun nước, súng có đạn lửa, kiếm, nắm 
đấm phần lớn là đồ chơi rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự hình thành và phát 
triển nhân cách của trẻ.
 5/25 Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5
 Phẩm chất Trước thực nghiệm
 Chăm học, chăm làm, tích cực
 45 (85%)
 tham gia hoạt động giáo dục
 Tự trọng, tự tin, tự chịu trách
 50 (94,3%)
 nhiệm
 Trung thực, kỉ luật, đoàn kết 50 (94,3%)
 Yêu gia đình, bạn bè và những
 52 (96,2%)
 người khác
 III. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa ngoan, ý thức kỷ 
luật chưa cao
 1. Nguyên nhân kinh tế - xã hội
 Việc nhà nước chuyển đổi cơ cấu kinh tế chính là yếu tố trực tiếp thúc đẩy 
nền kinh tế xã hội phát triển, nâng cao đời sống nhân dân, sự tiến bộ xã hội. 
Đồng thời với chính sách phát triển kinh tế thì trong đời sống xã hội cũng có sự 
biến đổi. Công nghiệp hoá cũng làm cho vấn đề tìm kiếm việc làm của một bộ 
phận không nhỏ người dân gặp nhiều khó khăn và chính nạn thất nghiệp của cha 
mẹ cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, đến hành vi đạo đức của trẻ 
em.
 Tuy nhiên trong một số trường hợp lại tìm thấy nguyên nhân trẻ em có 
đạo đức chưa tốt phát sinh ra từ vấn đề hoàn cảnh kinh tế và xã hội.
 Qua khảo sát thực tế cho thấy 75% số học sinh có đạo đức chưa tốt là 
những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế. Một số em muốn có 
những cái bút đẹp như bạn hay muốn có một số đồ dùng gia đình khác như bạn 
mà đã nảy sinh ra ý định lấy cắp của bạn, hay phá hỏng đồ của bạn.
 2. Môi trường gia đình
 Gia đình là cơ sở, là tế bào của xã hội. Cha mẹ học sinh là người thầy đầu 
tiên của con cái họ, là những người xây dựng nền tảng của nhân cách trẻ. Trẻ em 
tiếp xúc với chuẩn mực đạo đức, các thói quen ứng xử đầu tiên là từ gia đình. 
Mọi sự kiện chính trị - xã hội được trẻ em lĩnh hội qua thái độ, tình cảm của 
những thành viên trong gia đình, qua những định hướng, giá trị của những người 
thân. Hành vi của trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi trình độ chính trị, lối sống, 
hành vi đạo đức, cách thức ứng xử của cha mẹ. Trẻ càng nhỏ, ảnh hưởng của 
bạn bè, của xã hội chưa có bao nhiêu thì ảnh hưởng của gia đình là rất lớn. 
Nhiều sự nuông chiều thái quá của cha mẹ sẽ tạo cho trẻ thói quen ban đầu 
không thật sự lành mạnh, trẻ sẽ sống ỷ lại, thiếu sự dũng cảm cần thiết và cũng
 7/25

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_lam_to.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5.pdf