Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học
Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, cùng với việc đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng phát triển sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo. Giáo dục – Đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước. Để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đảng và nhà nước ta hết sức coi trọng nhân tố con người. Không phải đến bây giờ mà ngay từ buổi đầu cuộc cách mạng Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đặc biệt chú trọng đến công việc đổi mới con người, coi đó là cơ sở, là nền tảng để xây dựng và phát triển đất nước. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà Nghị quyết TW2 khoá IIX lại một lần nữa Đảng ta khẳng định “ Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Điều đó chứng tỏ rằng đường lối phát triển đất nước đã được Đảng và nhà nước ta xác định là đúng đắn. Như vậy giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội mà còn là nòng cốt, yếu tố quan trọng của sự phát triển ấy là nguồn nhân lực. “ Muốn tiến hành CNH – HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục – đào tạo, phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của Giáo dục – Đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách học sinh toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Để tạo ra những con người có tài, có năng lực và phẩm chất tốt là trách nhiệm to lớn của hệ thống giáo dục nói chung và nhà trường Tiểu học nói riêng, trong có vai trò hết sức to lớn và quan trong của người giáo viên chủ nhiệm lớp.
GV chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo dức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học tốt lên những lớp trên. Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,… và cả hoạt động tự học ở nhà của học sinh. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học
tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn luyện ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên. Bản thân tôi đã liên tục nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Có năm công tác chủ nhiệm của tôi rất nhẹ nhàng vì giáo viên lớp trước đã làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Tôi chỉ việc phát huy và sáng tạo thêm theo mục tiêu phấn đấu của mình. Nhưng cũng có năm, tôi rất vất vả với công tác chủ nhiệm đầu năm. Tôi phải xây dựng lại từ đầu nề nếp lớp học, hướng dẫn học sinh cách bao bìa dán nhãn, cách trình bày trong vở, cách làm vệ sinh lớp, đề ra các nội qui của lớp,và phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của học sinh nên có lúc rất căng thẳng, mệt mỏi. Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Liên tục mấy năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số 100%, chất lượng học tập cũng như hạnh kiểm của học sinh luôn dẫn đầu trong khối và trong toàn trường. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa đưa ra một số giải pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi năm học 2016- 2017. 2. MỤC TIÊU Như đã nói ở trên, GV chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo dức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học tốt lên những lớp trên. Người giáo viên cần phải có những giải pháp thích hợp để giáo dục và định hướng cho các em học sinh trong các hoạt động giáo dục, học tập và vui chơi lành mạnh phù hợp với lứa tuổi các em. Vì vậy, để làm tốt công tác chủ nhiệm, người giáo viên cần phải chú ý một số giải pháp sau: + Thứ nhất: Tìm hiểu tình hình học sinh của lớp về mọi mặt + Thứ hai: Phải xác định được vị trí và mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Phải xem học sinh là trung tâm của vấn đề. Chúng hoàn toàn chủ động trong mọi công việc từ nhận thức, tư duy đến thái độ và hành vi ứng xử. + Thứ ba: Tìm hiểu sự tác động của gia đình và xã hội đối với học sinh lứa tuổi bậc tiểu học. II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: – Đưa ra một số biện pháp hay trong công tác chủ nhiệm. – Điều tra phân tích tổng hợp số liệu. – Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp của bản thân ở lớp 3 mà tôi phụ trách. 1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – Đối tượng nghiên cứu là học sinh Lớp 3. 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: – Nghiên cứu để tìm ra những biện pháp hữu hiệu để làm tốt công tác chủ nhiệm nói chung và công tác chủ nhiệm đối với học sinh lớp 3 nói riêng. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: năng lực để điều hành hoạt động của lớp; chủ động tiếp xúc với học sinh để nắm bắt về điều kiện và hoàn cảnh của học sinh; động viên, an ủi giúp cho các em có hoàn cảnh khó khăn hoặc ốm đau, bệnh tật cố gắng yên tâm học tập và biết vượt khó vươn lên. Điều đó vừa là trách nhiệm, vừa thể hiện được tình người trong mối quan hệ Thầy – Trò, tạo được ấn tượng tốt và xây dựng nên hình ảnh đẹp đẽ, cao cả của những người thầy, cô giáo trong ký ức các em học sinh. 2.CƠ SỞ THỰC TIỄN. Nhận lớp đầu năm học với tổng số 29 học sinh, trong đó có 17 em nữ và 11 em nam. Mặc dù các em rất đáng yêu, lanh lợi nhưng cũng rất tuỳ tiện trong các hoạt động của lớp. Một số em lại hay hờn dỗi và thường xuyên nói xấu bạn; có 3 em nam hay quậy phá, chọc ghẹo các bạn trong lớp gây ồn ào, mất trật tự trong giờ học nhưng lại học rất yếu, khi có mặt thầy cô đó thì các em tương đối trật tự nhưng khi giáo viên vừa quay lưng thì các em lại làm ồn. Qua đó, cho thấy các em chỉ sợ cô chứ chưa nhận thức được việc mình làm; có 3 em phải ở nhờ nhà ông bà nội ( ngoại) vì cha mẹ đi làm ăn xa, cha mẹ bỏ nhau, hoàn cảnh khó khăn nên không có đủ sách vở cũng như đồ dùng học tập. Qua khảo sát đầu năm thì có đến 17% học sinh đạt mức chưa hoàn thành mặc dù tôi thấy các em có khả năng tiếp thu khá, Sau đây là kết quả khảo sát về năng lực phẩm chất và học lực khi chưa có kinh nghiệm ở đầu năm học: Lớp Năng lực, phẩm chất Học lực Tổng Tốt Đạt CCG HTT HT CHT số S 푺푳 푻푳 푺푳 푻푳 푺푳 푻푳 푺푳 푻푳 푻푳 푺푳 푻푳 L 3 A 29 10 34,5 16 55,2 3 10,3 8 27,6 16 55,2 5 17,2 – Gần một tháng đầu năm học tôi rất mệt và tốn nhiều thời gian để ổn định lớp. Nhưng cũng trong thời gian này tôi đã nghiên cứu nắm vững đối tượng, nguyên nhân để tìm biện pháp tháo gỡ để nhằm lập lại trật tự, nề nếp và tôi đã đưa ra sáng kiến để vận dụng ngay tại lớp mình. Để khắc phục được những tồn tại nêu trên của lớp học, cần thực hiện các giải pháp sau: + Thứ nhất: Tìm hiểu tình hình học sinh của lớp về mọi mặt. + Thứ hai: Phải xác định được vị trí và mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Phải xem học sinh là trung tâm của vấn đề. Chúng hoàn toàn chủ động trong mọi công việc từ nhận thức, tư duy đến thái độ và hành vi ứng xử. + Thứ ba: Tìm hiểu sự tác động của gia đình và xã hội đối với học sinh lứa tuổi bậc tiểu học.Từ đó có phương pháp hữu hiệu để giáo dục học sinh phát triển toàn diện. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, xử lí tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập, nhân cách, đạo đức, lối sống,của – Số học sinh trong lớp được chia làm 3 tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng. Tổ trưởng chịu trách nhiệm phân công, điểu khiển các bạn trong tổ làm trực nhật. Lớp phó lao động chịu trách nhiệm kiểm tra công việc trực nhật hàng ngày của lớp.Tổ nào làm không tốt, lớp phó lao động có quyền phạt tổ đó làm trực nhật thêm một ngày. Và trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện tinh thần tự quản, tự theo dõi nhắc nhở nhau giữ sạch lớp cũng như nề nếp lớp. Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của em đó và cũng thấy được khả năng hoàn thành nhiệm vụ của em đó như thế nào, từ đó xây dựng cho lớp học của mình một nề nếp tự quản tốt. 2. Xây dựng mối quan hệ thầy trò và bạn bè trong lớp. 2.1. Xây dựng mối quan hệ thầy trò. - Một yếu tố không kém phần quan trọng góp phần đưa chất lượng học tập của học sinh ngày một tốt hơn đó chính là mối quan hệ thây trò. Trước đây quan hệ thầy, trò là quan hệ của bề trên – kẻ dưới; giảng giải – ghi nhớ. Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ phân công – hợp tác. Quan hệ cơ bản nhất của tôi và học trò là quan hệ hợp tác làm việc: tôi giao việc – học trò làm; tôi hướng dẫn- học trò thực hiện. – Khi giao việc tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách làm này thầy sẽ trở nên nói ít, học trò làm nhiều. Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Vì vậy khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến cả cách ăn mặc, đi đứng, nói năng, cách cầm sách, chữ viết, để trò noi theo. - Khi học sinh làm bài chưa đúng, tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại lớp. Với cách làm đúng, nói đúng trong học tập, các em sẽ trở thành những con người tự tin, trung thực, không gian dối. – Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa. Tôi không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. Ở tuổi này, lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm tổn thương tâm hồn trẻ thơ. Thậm chí có em sẽ oán hận, căm ghét thầy cô, bỏ học và không bao giờ trở lại lớp học nữa cho dù có nhiều người đến nhà vận động. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết rằng có những em học yếu hoặc có hôm không học bài, làm bài nhưng lỗi không phải hoàn toàn là do các em. Có em ham chơi nên quên học bài, có em hổng kiến thức từ các lớp dưới. Nhưng cũng có em học yếu, hoặc không học bài làm bài là do những điều kiện khách quan. Gia đình của các em đâu phải lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc; đâu phải em nào cũng may mắn dược bố mẹ, ông bà động viên trong mỗi bước học tập.Và có biết bao nhiêu bố mẹ phải lo làm thuê, làm mướn kiếm sống hoặc vì ăn chơi cờ bạc hay ốm đau bệnh hoạn,nên không ngó ngàng gì đến việc học của con cái, thậm chí các em còn bị mắng chửi, bị đánh đập Những sóng gió đó đã tác động đến tâm lí trẻ thơ, cản trở việc học tập của các em. Nếu như giáo viên không biết được những nguyên nhân đó thì rất dễ nổi giận đùng đùng, rồi la mắng, trừng phạt các em. Điều đó rất bất lợi cho quan hệ thầy- trò sau này. Vì vậy, đứng trước một học sinh quậy phá, hay lơ đãng không học bài, làm bài, tôi không trừng phạt ngay mà bình tĩnh chờ đến hết buổi học gặp riêng các em để hỏi cho rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở. Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, tôi phải đến nhà tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em. – Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và bắt tay nhau vui vẻ trở lại. – Đầu năm học, tôi thỏa thuận với cả lớp rằng nếu trong lớp mình có bạn nào đau ốm phải nằm viện thì cả lớp sẽ quyên góp tiền để mua quà đến thăm bạn, động viên bạn an tâm chữa bệnh; những em ở gần nhà sẽ thay nhau chép bài cho bạn. Khi bạn khỏi bệnh, những học sinh giỏi sẽ giúp đỡ bạn học tập để theo kịp chương trình. Vì vậy, trong năm học vừa qua, lớp tôi có 2 em bị bệnh nặng phải nằm viện cả tháng nhưng khi hết bệnh, các em được bạn bè giúp đỡ nên đã nhanh chóng theo kịp chương trình cùng với cả lớp. – Để tạo dựng cho các em một tình bạn bền đẹp với những kỉ niệm sâu sắc của tuổi học trò, tôi tổ chức sinh nhật cho học sinh ngay tại lớp học trong giờ ra chơi. Những em có ngày sinh trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật thì sẽ được tổ chức vào sáng thứ bảy. Hình thức tổ chức do các em trong ban cán sự quyết định. Nhưng chủ yếu chỉ là múa hát, là những lời chúc mừng và một món quà nhỏ khoảng vài chục ngàn đồng do cả lớp đóng góp. Một số em bố mẹ đi làm ăn xa, chưa khi nào được tổ chức sinh nhật, thậm chi các em còn không nhớ ngày sinh nhật của mình. Vì vậy, khi được cả lớp tổ chức sinh nhật và được nhận một món quà đầy ý nghĩa, nhiều em rất xúc động. 3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Một học sinh muốn có kết quả học tập tốt ngoài việc tiếp thu những kiến thức ở trên lớp thôi chưa đủ mà việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới tại nhà cũng vô cùng quan trọng. Để việc học ở nhà của các em học sinh được diễn ra thường xuyên và có hiệu quả, tôi đã hướng dẫn các em lập một thời gian biểu thật cụ thể, phù hợp với tình hình của gia đình. Thông qua thời gian biểu, tôi biết được chính xác thời gian học bài ở nhà của từng em. Căn cứ và thời gian học bài ở nhà của từng em, tôi đi kiểm tra, hướng dẫn các em tự học ở nhà. Việc kiểm tra các em học bài ở nhà được tôi thực hiện đều đặn và duy trì thường xuyên. Lúc đầu, tôi trực tiếp kiểm tra và hướng dẫn tỉ mỉ phương pháp học tập cho những em học yếu và những em trong đội tuyển học sinh giỏi của lớp. Khi việc học bài ở nhà của học sinh đã đi vào nề nếp, tôi phân chia lớp thành các nhóm theo khu vực dân cư (theo tổ) và phân công mỗi nhóm một nhóm trưởng. Em nhóm trưởng sẽ kiểm tra và báo cáo với tôi tình hình tự học ở nhà của các thành viên trong nhóm và đặc biệt lưu ý đến những bạn học yếu hoặc chưa có ý thức tự học ở nhà. Thỉnh thoảng, tôi vẫn đến kiểm tra đột xuất một số em để nắm tình hình. Nếu phát hiện thấy em nào lơ là, tôi phải tăng cường kiểm tra ngay. Thấy tôi quan tâm đến việc học ở nhà của con em mình nên phụ huynh cũng nhiệt tình phối hợp với tôi: nhắc nhở, kiểm tra và tạo điều kiện cho con em mình học tập ở nhà. Sự tiến bộ của học sinh được tôi thường xuyên thông báo cho gia đình biết qua điện thoại. Vì vậy, phụ huynh rất vui và càng quan tâm đến việc học của các em. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trong năm học 2015 – 2016, với các biện pháp nêu trên tôi đã thu được nhiều kết quả khả quan. Rõ ràng, qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh lớp tôi ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan, tình cảm cô – trò, bạn bè ngày càng gắn bó, thân thiện, ý thức tự giác, tự quản của các em ngày một nâng cao.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_lam_tot_cong_tac_c.docx