Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm trong mô hình trường học mới VNEN ở Lớp 4 trường Tiểu học Bình Trinh Đông

Mô hình dạy học VNEN hiện nay đã và đang áp dụng trên nhiều tỉnh thành, đặc biệt ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo xa xôi... Mô hình Trường học mới tại Việt Nam được triển khai trên toàn quốc là một bước đột phá trong việc đổi mới, cải cách giáo dục, hy vọng mở ra cho nền giáo dục Việt Nam một lối đi đúng hướng để cùng hòa nhập với nền giáo dục tiên tiến, hiện đại trên thế giới, đáp ứng với sự phát triển chung của xã hội, là một nỗ lực trong việc hình thành thế hệ trẻ Việt Nam là những công dân năng động và sáng tạo. Có thể nói, mô hình này đã trở thành yêu cầu cấp thiết của toàn xã hội, đòi hỏi sự chung tay của các cấp, các ngành.

Trường Tiểu học Bình Trinh Đông đã áp dụng Mô hình trường học mới gần 6 năm và đã gặt hái được nhiều thành tích được các cấp, các ngành ghi nhận. Đối với bản thân tôi cũng tham gia thực hiện dạy học theo mô hình này nhiều năm nên đã dần quen với việc đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức lớp học theo tinh thần VNEN.

doc 15 trang phandinh 08/05/2024 920
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm trong mô hình trường học mới VNEN ở Lớp 4 trường Tiểu học Bình Trinh Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm trong mô hình trường học mới VNEN ở Lớp 4 trường Tiểu học Bình Trinh Đông

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm trong mô hình trường học mới VNEN ở Lớp 4 trường Tiểu học Bình Trinh Đông
 SKKN: Đề tài “Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN”
học. Tuy nhiên với đặc điểm riêng của từng khối lớp, từng đối tượng học 
sinh mà các em gặp những khó khăn riêng trong việc học.
 Qua tìm hiểu thêm ở tài liệu, kinh nghiệm của đồng nghiệp và kinh 
nghiệm của bản thân tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Công tác chủ 
nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN” nhằm góp phần nâng cao 
chất lượng dạy học. Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia các 
hoạt động ở trường.
 4. Phạm vi đề tài:
 Đối tượng nghiên cứu là tập thể học sinh, phụ huynh học sinh lớp 4/1 
Trường Tiểu học Bình Trinh Đông.
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM:
 1. Thực trạng đề tài:
 a. Thuận lợi - khó khăn:
 * Thuận lợi
 Mô hình trường học mới đã được triển khai và áp dụng ở Trường 
Tiểu học Bình Trinh Đông đã gần 6 năm nên cả giáo viên và học sinh đã 
quen với hoạt động dạy - học theo mô hình VNEN.
 Đại đa số học sinh trong lớp là con em của người dân trong địa bàn 
xã, là một thuận lợi lớn trong quá trình dạy học của thầy trò chúng tôi.
 Được sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo và sự ủng hộ của đa số 
cha mẹ học sinh cũng như cộng đồng xã hội là động lực giúp cho công tác 
dạy học và giáo dục của nhà trường nói chung và cá nhân tôi nói riêng 
mang lại nhiều thành công đáng kể.
 * Khó khăn
 Học sinh thuộc vùng nông thôn nên khả năng giao tiếp, các kĩ năng 
xã hội để đáp ứng yêu cầu vẫn còn hạn chế.
 Việc trang trí lớp học, đồ dùng học tập theo mô hình này cũng đòi 
hỏi giáo viên chủ nhiệm phải đầu tư nhiều thời gian hơn so với các lớp học 
bình thường.
 Phòng học còn chật chưa đáp ứng được yêu cầu các hoạt động dạy 
học.
 Việc chuyển đổi từ phương pháp dạy học chung cả lớp sang phương 
pháp học tập tích cực lúc đầu đã không khỏi gây nhiều khó khăn cho những 
giáo viên chủ nhiệm như tôi trong việc khắc phục hiện tượng giảng giải, 
thuyết trình nhiều trước lớp. Học sinh chưa làm quen với việc tự quản, tự 
chiếm lĩnh kiến thức. Phụ huynh học sinh cũng mang một tâm lý hoang 
mang, sợ con em mình không tiếp thu được kiến thức bài học, nhất là đối 
tượng học sinh còn hạn chế về năng lực học tập. 
Người thực hiện: Trần Văn Còn Trang 2 SKKN: Đề tài “Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN”
 c. Nguyên nhân:
 Qua thời gian thực hiện Mô hình trường học mới, tôi nhận thấy các 
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của quá trình dạy học đó là 
yếu tố người dạy và người học (giáo viên và học sinh). 
 Đối với người giáo viên, phải không ngại đổi mới, không ngại loại 
bỏ thói quen dạy theo lối giảng giải, thuyết trình mà phải thật sự coi trọng 
việc tự chủ, tự học của học sinh; phải khuyến khích học sinh tự chiếm lĩnh 
tri thức mới thông qua nhóm học tập, cặp đôi hay quá trình tự học của 
mình.
 Đối với học sinh, các em phải rèn luyện tính tự lập, tự chủ, tự tin 
trong việc chiếm lĩnh tri thức mới; phải nhạy bén hợp tác với bạn bè, thầy 
cô cũng như gia đình trong quá trình tự học, tự rèn luyện.
 Ngoài ra cơ sở vật chất cũng góp phần quan trọng trong mô hình dạy 
học này. Với cách bố trí các nhóm học tập, các công cụ hỗ trợ trong lớp 
học thì đòi hỏi một phòng học đạt chuẩn là vô cùng cần thiết, tạo điều kiện 
tốt cho quá trình học tập ở lớp diễn ra thuận lợi.
 Ngoài ra, yếu tố gia đình và cộng đồng cũng không kém phần quan 
trọng. Ở gia đình, các bậc phụ huynh có thể hỗ trợ con em mình trong việc 
ứng dụng các kiến thức được học tại trường thông qua Hoạt động ứng 
dụng, hay giúp các em bổ sung, kết nối những nét phong tục truyền thống 
của địa phương với kiến thức sách vở.
 d. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
 Mặc dù còn gặp những khó khăn, hạn chế cũng như những yếu kém 
của công tác chủ nhệm trong quá trình thực hiện Mô hình trường học mới 
như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện tôi nhận thấy những 
thành công, những mặt tích cực là chủ yếu.
 Học tập theo Mô hình VNEN đã giúp học sinh phát huy tích cực, 
tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. 
Đây là phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kĩ năng 
giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học. 
 Quản lý lớp học là “Hội đồng tự quản” do các em bầu ra và đảm 
nhiệm, đây là một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ 
quá trình học tập. Học sinh còn có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm 
trong môi trường giáo dục, được rèn luyện các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng 
tham gia, kĩ năng hợp tác trong các hoạt động; đồng thời xây dựng không 
gian lớp học với “Góc học tập”, “Góc cộng đồng”, “Thư viện lớp học”, mở 
nhiều “Hòm thư vui”, hòm thư “Điều em muốn nói” cũng như trang trí lớp 
học, tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, an toàn.
Người thực hiện: Trần Văn Còn Trang 4 SKKN: Đề tài “Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN”
dạy học truyền thống. Theo tôi để đáp ứng yêu cầu đề ra người giáo viên 
phải thực sự đổi mới về phương pháp dạy - học.
 3.1. Đổi mới về phương pháp dạy
 Để đáp ứng yêu cầu dạy học theo Mô hình VNEN, tôi đã thật sự đổi 
mới phương pháp dạy học. Tôi thật sự đã chuyển đổi vai trò là người 
truyền thụ kiến thức thành vai trò là người:
 Tổ chức lớp học;
 Quan sát hoạt động của mỗi cá nhân, của mỗi nhóm;
 Hỗ trợ học sinh khi cần thiết;
 Chốt lại những điều cơ bản nhất của bài học;
 Đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh.
Ví dụ: Bài 20A: Chuyện về những người tài giỏi (Tiết 1)
Hoạt động 6: Thảo luận để trả lời câu hỏi
Khi học đến hoạt động này nhóm trưởng sẽ điều khiển các bạn trong nhóm 
thảo luận trả lời hai câu hỏi:
 1/ Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
 2/ Câu chuyện có ý nghĩa gì? 
 Tự bản thân mỗi em tìm câu trả lời cho hai câu hỏi trên, nhóm 
trưởng nêu lại từng câu hỏi, mời các bạn trong nhóm trả lời, cả nhóm thống 
nhất câu trả lời chính xác nhất. Nếu cả nhóm chưa tìm ra câu trả lời thì 
nhóm sẽ giơ thẻ có mặt buồn lên. 
 Ở hoạt động này giáo viên chỉ quan sát mọi hoạt động của học sinh 
và đến hỗ trợ các nhóm giơ thẻ mặt buồn. Sau đó giáo viên chốt lại ý trả lời 
đúng nhất.
 Việc làm này thật sự mang lại hiệu quả trong quá trình tìm hiểu nội 
dung bài đọc.
 3.2. Đổi mới về phương pháp học
 Theo tôi, Mô hình trường học mới, học sinh không tiếp thu thụ động 
mà chủ động làm việc độc lập với tài liệu, thao tác với các đồ vật, quan sát 
trực tiếp, phân tích, so sánh và tương tác với các bạn trong nhóm, tương tác 
với giáo viên, với cộng đồng.
 Do vậy việc phân nhóm tôi thường thực hiện trên cơ sở đảm bảo sự 
hợp lí về sức học, về khả năng giao tiếp, sự hợp tác giữa các thành viên và 
điều hành của nhóm trưởng để đảm bảo tương đối đồng đều giữa các nhóm.
 Nhóm trưởng là linh hồn của nhóm học tập, là người điều hành, giám 
sát hoạt động học của mỗi thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng là người 
Người thực hiện: Trần Văn Còn Trang 6 SKKN: Đề tài “Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN”
 - Nghiên cứu học sinh: số lượng, chất lượng học tập, đặc điểm lứa 
tuổi, đặc điểm cá biệt, quá trình học tập, tu dưỡng đạo đức, tinh thần đoàn 
kết, phong trào thi đua, truyền thống, ưu, nhược điểm, chỗ mạnh, chỗ yếu 
của lớp... Đặc biệt quan tâm tới những đặc điểm của học sinh (về sức khoẻ, 
sở thích, năng lực, phẩm chất, quan hệ xã hội, bạn bè, tính tình...).
 Để nắm vững được năng lực hoạt động tập thể của từng em trong lớp 
mình làm chủ nhiệm, tôi thường thông qua các kênh thông tin sau:
 - Căn cứ hồ sơ học bạ, thành tích học tập của năm học trước.
 - Chú ý hình thức như sức khoẻ, sự linh hoạt năng động của từng em.
 - Ngoài ra từ trực giác cảm nhận của cá nhân.
 - Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu 
năm học.
Ví dụ: Đối với lớp 4/1 – Năm học 2017-2018 có 29 học sinh.
 Khi mới nhận lớp tôi bắt đầu ngay vào việc tìm hiểu lí lịch của học 
sinh cũng như các năng lực, phẩm chất của các em đạt được. Qua đó tôi 
biết được em Võ Nguyễn Thanh Lâm, em Nguyễn Hữu Phúc thuộc dạng hộ 
nghèo, hai em không còn cha. Em Bùi Trần Hồng Xuân Long, em Nguyễn 
Trần Minh Tân phải sống xa cha mẹ, ở với ông bà ngoại. Em Nguyễn 
Huỳnh Lan Phương, em Nguyễn Hữu Lộc có sức khỏe kém hơn so với bạn.
 Từ những tài liệu đó giúp cho tôi trong việc xây dựng kế hoạch dạy 
học, hỗ trợ, bồi dưỡng và tổ chức các hoạt động giáo dục đến từng học sinh 
cũng như tập thể lớp một cách có hiệu quả.
 3.4. Xây dựng hội đồng tự quản lớp.
 Mục đích xây dựng hội đồng tự quản học sinh là biện pháp giáo dục 
nhằm thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học 
sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong mối 
quan hệ của các em với những người xung quanh; đảm bảo cho các em 
tham gia một cách dân chủ và tích cực vào cuộc sống học đường; tạo cơ hội 
cho các em tham gia toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát 
triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của 
học sinh; giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và 
kĩ năng lãnh đạo, đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm 
khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình.
 Trước khi thành lập hội đồng tự quản học sinh, tôi thường mời các 
giáo viên bộ môn tham gia giảng dạy ở lớp của mình cũng như phụ huynh 
học sinh của lớp cùng họp bàn về việc thành lập hội đồng tự quản. Việc 
Người thực hiện: Trần Văn Còn Trang 8 SKKN: Đề tài “Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN”
 Các thành viên hội đồng tự quản phát cho mỗi bạn một tờ giấy nhỏ 
ghi tên, nguyện vọng tham gia vào ban nào, sau khi lựa chọn mỗi học sinh 
dán lên bản quy định cho từng ban mà mình lựa chọn hoặc cũng có thể cho 
các bạn lựa chọn ban rồi điền tên mình vào cột trên bảng.
 Hội đồng tự quản lập danh sách từng ban và yêu cầu các thành viên 
trong ban họp bầu trưởng ban và thư kí như bầu lãnh đạo hội đồng tự quản.
 3.5. Trang trí lớp học
 Ở Mô hình trường học mới, việc trang trí lớp học không đơn thuần là 
để trang trí cho đẹp mắt mà nó còn là những công cụ hỗ trợ góp phần giáo 
dục học sinh những phẩm chất mới cũng như phát triển kĩ năng sống cho 
các em.
 Việc thực hiện trang trí lớp học của lớp tôi được thực hiện và hoàn 
thành một tuần trước khi bắt đầu chương trình năm học mới. Để thực hiện 
có hiệu quả tôi thường huy động nhiều thành phần tham gia. Ngoài thầy trò 
trong lớp còn có sự góp sức của các giáo viên chuyên biệt và đặc biệt là của 
cộng đồng như cha mẹ hay anh chị của học sinh. Tôi thường trao đổi với 
các giáo viên chuyên biệt và đặc biệt là với phụ huynh học sinh lớp để lựa 
chọn những công cụ phù hợp nhất với điều kiện của lớp mình. Những công 
cụ mà theo tôi chúng đã được chứng minh là hữu ích cho công tác quản lí 
hoạt động ở lớp, ở trường bao gồm: Hộp thư Điều em muốn nói, hộp thư bè 
bạn, góc học tập, góc sinh nhật,...
 Hộp thư Điều em muốn nói là công cụ giúp tôi nắm được những ý 
kiến bày tỏ của học sinh mình. Những ý kiến đó cụ thể như những tình 
cảm, cảm nhận, mong muốn, đề nghị của các em muốn nói về thầy cô, bạn 
bè, cha mẹ, nhân viên phục vụ, điều kiện học tập sinh hoạt, vui chơi,... mà 
các em không thể hoặc chưa dám nói trực tiếp. Từ đó tôi có những thông 
tin quan trọng để hiểu học sinh của mình và quan trọng hơn là để điều 
chỉnh các hoạt động giáo dục, dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học 
sinh.
 Góc sinh nhật là nơi tạo không khí vui tươi trong lớp. Giúp các em 
biết quan tâm đến bạn bè. Tạo điều kiện để các em biết cách tổ chức các 
buổi kỉ niệm nho nhỏ. Tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp...
Người thực hiện: Trần Văn Còn Trang 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chu_nhiem_trong_mo_hinh_truon.doc