Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN

Mô hình dạy học VNEN hiện nay đã và đang áp dụng khắp các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo xa xôi... Mô hình Trường học mới tại Việt Nam được triển khai trên toàn quốc là một bước đột phá trong việc đổi mới, cải cách giáo dục, hy vọng mở ra cho nền giáo dục Việt Nam một lối đi đúng hướng để cùng hòa nhập với nền giáo dục tiên tiến, hiện đại trên thế giới, đáp ứng với sự phát triển chung của xã hội, là một nỗ lực trong việc hình thành thế hệ trẻ Việt Nam là những công dân toàn cầu. Có thể nói, mô hình này đã trở thành yêu cầu cấp thiết của toàn xã hội, đòi hỏi sự chung tay của các cấp, các ngành.

Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã áp dụng Mô hình trường học mới gần 3 năm và đã gặt hái được nhiều thành tích được các cấp, các ngành ghi nhận. Đối với bản thân tôi cũng tham gia thực hiện dạy học theo mô hình này gần 2 năm nên đã dần quen với việc đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức lớp học theo tinh thần VNEN.

Qua thời gian thực hiện dạy học theo Mô hình trường học mới, tôi nhận thấy để công tác dạy học theo hướng đổi mới thành công thì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là hết sức quan trọng.

doc 20 trang phandinh 08/05/2024 720
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN
 4 Đối tượng nghiên cứu là tập thể học sinh, phụ huynh lớp 4D năm học 2013 
- 2014, tập thể học sinh, phụ huynh lớp 5D năm học 2014 – 2015 Trường Tiểu học 
Nguyễn Văn Trỗi, xã Quảng Điền.
 5.Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp thực hành
 Phương pháp điều tra
 Phương pháp thống kê, tổng hợp
 II. Phần nội dung
 1. Cơ sở lý luận
 Trường học mới VNEN là nơi học sinh cùng học tập để lĩnh hội những kiến 
thức liên quan mật thiết đến cuộc sống của các em. Ở đó giáo viên là người tổ 
chức, hướng dẫn và khích lệ các em trong việc tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, hình 
thành phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử dân chủ bình đẳng. Ở đó, phụ huynh và 
cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc chăm sóc và giáo dục con em mình.
 Mô hình trường học mới tập trung vào đổi mới sư phạm: đổi mới phương 
pháp dạy, đổi mới phương pháp học, đổi mới phương pháp đánh giá, đổi mới 
phương pháp tổ chức lớp học.
 Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên thì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là 
hết sức quan trọng quyết định thành công của quá trình dạy học theo mô hình này.
 2.Thực trạng
 a. Thuận lợi- khó khăn
 Thuận lợi
 Mô hình trường học mới đã được triển khai và áp dụng ở Trường Tiểu học 
Nguyễn Văn Trỗi đã gần 3 năm nên cả giáo viên và học sinh đã quen với hoạt 
động dạy - học theo mô hình VNEN.
 Đại đa số học sinh trong lớp là con em của người dân trong địa bàn ( 1 em ở 
huyện Lắk), không có dân tộc thiểu số, là một thuận lợi lớn trong quá trình dạy 
học của thầy trò chúng tôi.
 Được sự chỉ đạo sát sao của các cấp và sự ủng hộ của đa số cha mẹ học sinh 
cũng như cộng đồng xã hội là động lực giúp cho công tác dạy học và giáo dục của 
nhà trường nói chung và cá nhân tôi nói riêng mang lại nhiều thành công đáng kể.
 Khó khăn
 Học sinh thuộc vùng địa bàn là nông thôn nên khả năng giao tiếp, các kĩ 
năng xã hội để đáp ứng yêu cầu vẫn còn hạn chế.
 6 Mặt mạnh
 Mô hình trường học mới tôi nhận thấy bản thân mình đã dần khắc phục 
được cách dạy học áp đặt một chiều và lối học thụ động của học sinh. 
 Cách thức tổ chức lớp học theo các nhóm đã tạo điều kiện cho học sinh 
được trải nghiệm, khám phá, tự lĩnh hội kiến thức. Mối quan hệ, tương tác giữa 
học sinh với giáo viên, và quan hệ giữa học sinh với nhau được tăng cường.
 Việc dạy học phân hóa đối tượng học sinh trong Mô hình trường học mới 
diễn ra thuận lợi. Tiến độ hoàn thành yêu cầu của những đối tượng học sinh khá 
giỏi trong lớp so với các bạn khác là nhanh hơn nên các em có thời gian để tìm 
hiểu khám phá những yêu cầu mới cao hơn so với các bạn thông qua những bài 
tập nâng cao mà giáo viên đã chuẩn bị.
 Phong trào cùng học theo con, cùng dạy cho con ở mỗi gia đình trong địa 
phương càng phát triển và nhân rộng.
 Mặt yếu
 Giáo viên giảng dạy và tổ chức lớp học còn theo khuôn mẫu, rập khuôn, 
thiếu sáng tạo bởi tài liệu dạy học đã được hướng dẫn tỉ mỉ, giáo viên cứ thế mà 
làm theo. 
 Ngoài ra, không phải học sinh nào cũng phù hợp để tham gia mô hình này. 
Với những em có lực học chưa tốt, tiếp thu chậm thì việc để các em tự học để theo 
kịp các bạn trong nhóm là khá vất vả. Năng lực hướng dẫn, giảng giải bài giúp bạn 
của các nhóm trưởng cũng như của các thành viên trong nhóm hạn chế thì giáo 
viên phải tham gia trợ giúp cho những em có lực học chưa tốt ở các nhóm trở nên 
vất vả bội phần. 
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Qua thời gian thực hiện Mô hình trường học mới, tôi nhận thấy các yếu tố 
ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của quá trình dạy học đó là yếu 
tố người dạy và người học (giáo viên và học sinh). 
 Đối với người giáo viên, phải không ngại đổi mới, không ngại loại bỏ thói 
quen dạy theo lối giảng giải, thuyết trình mà phải thật sự coi trọng việc tự chủ, tự 
học của học sinh; phải khuyến khích học sinh tự chiếm lĩnh tri thức mới thông qua 
nhóm học tập, cặp đôi hay quá trình tự học của mình.
 Đối với học sinh, các em phải rèn luyện tính tự lập, tự chủ, tự tin trong việc 
chiếm lĩnh tri thức mới; phải nhạy bén hợp tác với bạn bè, thầy cô cũng như gia 
đình trong quá trình tự học, tự rèn luyện.
 Ngoài ra cơ sở vật chất cũng góp phần quan trọng trong mô hình dạy học 
này. Với cách bố trí các nhóm học tập, các công cụ hỗ trợ trong lớp học thì đòi hỏi 
 8 Mỗi tiết học không tạo áp lực đối với các em. Học sinh được hình thành 
thói quen làm việc trong môi trường tương tác, được học hỏi bạn để tự hoàn thiện, 
luôn có ý thức được mình phải bắt đầu và kết thúc hành động như thế nào, không 
chờ đến sự nhắc nhở của giáo viên, tránh sự thụ động trong dạy và học, góp phần 
đẩy mạnh sự phát triển trong công tác giáo dục của trường.
 Sự tham gia của cha mẹ học sinh có thể giúp trẻ liên hệ nội dung học tập 
với thực tế cuộc sống. Hơn ai hết, phụ huynh học sinh, những người sinh sống, 
làm lụng, gắn bó mật thiết với các em và cộng đồng nơi các em sinh sống chính là 
nguồn kiến thức, kinh nghiệm thực tế vô cùng quý báu giúp các em liên hệ những 
điều học được ở trường với cuộc sống xung quanh.
 3. Giải pháp, biện pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Giải quyết, khắc phục những hạn chế, điểm yếu trong khi thực hiện Mô 
hình trường học mới.
 Xác định các bước quan trọng trong quá trình dạy học để phát huy vai trò tự 
học cũng như hình thành những kĩ năng xã hội cần thiết cho trẻ.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 Trong Mô hình trường học mới, vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên đặc 
biệt là người giáo viên chủ nhiệm có sự chuyển đổi rõ rệt so với dạy học truyền 
thống. Theo tôi để đáp ứng yêu cầu đề ra người giáo viên phải thực sự đổi mới về 
phương pháp dạy - học.
 b.1. Đổi mới về phương pháp dạy
 Để đáp ứng yêu cầu dạy học theo Mô hình VNEN, tôi đã thật sự đổi mới 
phương pháp dạy học. Tôi thật sự đã chuyển đổi vai trò là người truyền thụ kiến 
thức thành vai trò là người:
 Tổ chức lớp học;
 Quan sát hoạt động của mỗi cá nhân, của mỗi nhóm;
 Hỗ trợ học sinh khi cần thiết;
 Chốt lại những điều cơ bản nhất của bài học;
 Đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh.
 Việc đổi mới này thật sự mang lại hiệu quả trong công tác dạy học bủa 
mình.
 b.2. Đổi mới về phương pháp học
 Theo tôi, Mô hình trường học mới, học sinh không tiếp thu thụ động mà chủ 
động làm việc độc lập với tài liệu, thao tác với các đồ vật, quan sát trực tiếp, phân 
 10 Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ 
nhiệm lớp là nghiên cứu để nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học 
sinh. Kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ để xây dựng mục tiêu, chương trình, 
kế hoạch năm học để xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức 
giáo dục phù hợp với đặc điểm của lớp.
 Bởi vậy ngay từ đầu năm, công việc đầu tiên tôi thường tập trung vào các 
nội dung sau đây:
 Nghiên cứu tình hình gia đình học sinh như trình độ học vấn, nghề nghiệp 
của cha mẹ học sinh, số con, sự trưởng thành của các con, hoàn cảnh, mức sống, 
phương pháp giáo dục và những đặc điểm khác...
 Nghiên cứu học sinh: số lượng, chất lượng học tập, đặc điểm lứa tuổi, đặc 
điểm cá biệt, quá trình học tập, tu dưỡng đạo đức, tinh thần đoàn kết, phong trào 
thi đua, truyền thống, ưu, nhược điểm, chỗ mạnh, chỗ yếu của lớp... Đặc biệt quan 
tâm tới những đặc điểm của học sinh (về sức khoẻ, sở thích, học lực, đạo đức, 
quan hệ xã hội, bạn bè, tính tình...).
 Để nắm vững được năng lực hoạt động tập thể của từng em trong lớp mình 
làm chủ nhiệm, tôi thường thông qua các kênh thông tin sau:
 Căn cứ hồ sơ học bạ , thành tích học tập;
 Chú ý hình thức như sức khoẻ, sự linh hoạt năng động;
 Ngoài ra từ trực giác cảm nhận;
 Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu năm học;
 Từ những tài liệu đó giúp cho tôi trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, hỗ 
trợ, bồi dưỡng và tổ chức các hoạt động giáo dục đến từng học sinh cũng như tập 
thể lớp một cách có hiệu quả.
 b.4. Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp – Bầu Hội đồng tự quản học 
 sinh
 Mục đích xây dựng hội đồng tự quản học sinh là biện pháp giáo dục nhằm thúc 
đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua 
những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong mối quan hệ của các em 
với những người xung quanh; đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và 
tích cực vào cuộc sống học đường; tạo cơ hội cho các em tham gia toàn diện vào 
các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, 
tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh; giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết 
 12 Việc bầu và thành lập các ban do Hội đồng tự quản tổ chức. Tôi thường gợi ý 
cho học sinh giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của các ban; quyền lợi của người 
tham gia, suy nghĩ của bạn có thể làm gì tốt nhất,...
 Các thành viên Hội đồng tự quản phát cho mỗi bạn một tờ giấy nhỏ ghi tên, 
nguyện vọng tham gia vào ban nào, sau khi lựa chọn mỗi học sinh dán lên bản quy 
định cho từng ban mà mình lựa chọn hoặc cũng có thể cho các bạn lựa chọn ban 
rồi điền tên mình vào cột trên bảng.
 Hội đồng tự quản lập danh sách từng ban và yêu cầu các thành viên trong ban 
họp bầu trưởng ban và thư kí như bầu lãnh đạo Hội đồng tự quản.
 b.5. Cách thức hoạt động của Hội đồng tự quản
 Học sinh phát triển toàn diện nhờ các hoạt động tự giáo dục của mình. Hội 
đồng tự quản là tổ chức của học sinh, vì học sinh và do học sinh thực hiện. Các em 
làm chủ trong mọi hoạt động. Vì vậy tôi thường hướng cho các em tự đề xuất, bàn 
bạc và đưa ra nội quy và cùng nhau giám sát việc thực hiện các quy ước do mình 
xây dựng và cam kết thực hiện. Như vậy các em tự đề ra các quy ước (dù là quy 
ước nhỏ nhất) và có trách nhiệm thực hiện các quy ước đó. Điều đó đảm bảo tính 
dân chủ trong lớp học.
 b.6. Trang trí lớp học
 Ở Mô hình trường học mới, việc trang trí lớp học không đơn thuần là để trang 
trí cho đẹp mắt mà nó còn là những công cụ hỗ trợ góp phần giáo dục học sinh 
những phẩm chất mới cũng như phát triển kĩ năng sống cho các em.
 Việc thực hiện trang trí lớp học của lớp tôi được thực hiện và hoàn thành một 
tuần trước khi bắt đầu chương trình năm học mới. Để thực hiện có hiệu quả tôi 
thường huy động nhiều thành phần tham gia. Ngoài thầy trò trong lớp còn có sự 
góp sức của các giáo viên chuyên biệt và đặc biệt là của cộng đồng như cha mẹ 
hay anh chị của học sinh. Tôi thường trao đổi với các giáo viên chuyên biệt và đặc 
biệt là với Hội phụ huynh học sinh lớp để lựa chọn những công cụ phù hợp nhất 
với điều kiện của lớp mình. Những công cụ mà theo tôi chúng đã được chứng 
minh là hữu ích cho công tác quản lí hoạt động ở lớp, ở trường bao gồm: Hộp thư 
 14

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chu_nhiem_trong_mo_hinh_truon.doc