Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm lớp 3A trường Tiểu học Hướng Phùng
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định Giáo dục là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Mục tiêu giáo dục của Đảng ta là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có kiến thức, có tay nghề cao, tự chủ, năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Trong môi trường giáo dục nào vai trò của người giáo viên chủ nhiệm cũng được coi trọng vì đó là nhân tố góp phần quyết định chất lượng dạy - học . Đặc biệt đối với bậc Tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Bởi không chỉ dạy kiến thức từ các môn học mà còn thay mặt Nhà trường trực tiếp quản lí, điều hành lớp học, trực tiếp giáo dục tư tưởng, đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn mong rằng tất cả các em học sinh đều có ý thức rèn luyện, vươn lên trong học tập cũng như trong mọi lĩnh vực khác ngay từ cấp Tiểu học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm lớp 3A trường Tiểu học Hướng Phùng
Sáng kiến kinh nghiệm " Công tác chủ nhiệm lớp” I. TÊN ĐỀ TÀI Công tác chủ nhiệm lớp II - PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận: Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định Giáo dục là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Mục tiêu giáo dục của Đảng ta là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có kiến thức, có tay nghề cao, tự chủ, năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Trong môi trường giáo dục nào vai trò của người giáo viên chủ nhiệm cũng được coi trọng vì đó là nhân tố góp phần quyết định chất lượng dạy - học . Đặc biệt đối với bậc Tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Bởi không chỉ dạy kiến thức từ các môn học mà còn thay mặt Nhà trường trực tiếp quản lí, điều hành lớp học, trực tiếp giáo dục tư tưởng, đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn mong rằng tất cả các em học sinh đều có ý thức rèn luyện, vươn lên trong học tập cũng như trong mọi lĩnh vực khác ngay từ cấp Tiểu học. 1.2. Cơ sở thực tiễn: Ông cha ta thường có nói: Tâm hồn học sinh tiểu học như một tờ giấy trắng chúng ta vẽ lên đó những hình ảnh đẹp thì tạo nên bức tranh đẹp và ngược lại. Điều này cũng có nghĩa rằng tâm hồn các em có được xây dựng nên bởi những nét đẹp hay không, một phần là ở thầy, cô giáo. Do đó, khi làm công tác chủ nhiệm lớp đang phải đối mặt với những khó khăn . Cụ thể là : Về học sinh Học sinh tiểu học là hay bắt chước, ham chơi và mau quên dễ nhớ . Ảnh hưởng của phim ảnh các em đến trường thường vung tay múa chân đấm đá như trong các bộ phim võ thuật hay kiếm hiệp, games nên trong vui chơi thường xảy ra bất hoà giữa các em. Các em mê chơi games và các trò chơi khác nên quên học tập và rèn luyện ở nhà dẫn tới ảnh hưởng đến việc học tập của các em . Về phía giáo viên Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm của giáo viên còn hạn chế . Một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường, giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được chú trọng . Khi được phân công chủ nhiệm lớp thì công việc tìm hiểu nhân cách, tâm lí, hoàn cảnh của học sinh còn xem nhẹ, chậm chạp, qua loa, chiếu lệ . Giáo viên: Đào Thị Lài - Trường Tiểu học Hướng Phùng 2 Sáng kiến kinh nghiệm " Công tác chủ nhiệm lớp” Đàm thoại với học sinh thông qua từng tiết dạy, hoạt động ngoài giờ, ngoài lớp và ở mọi lúc, mọi nơi. Tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh: hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập, trình độ tiếp thu. Tìm hiểu nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm – Quyền của học sinh tiểu học. Phối kết hợp với gia đình học sinh, hội phụ huynh, Đoàn – Đội trong nhà trường. 5. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Phạm vi: Học sinh lớp 3A trường Tiểu học Hướng Phùng. Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2016. III. PHẦN NỘI DUNG Giáo viên: Đào Thị Lài - Trường Tiểu học Hướng Phùng 4 Sáng kiến kinh nghiệm " Công tác chủ nhiệm lớp” Lớp có 2 học sinh khuyết tật: Lê Thịnh Phú, Lê Công Uẩn. Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà xa trường – đường sá đi lại khó khăn, như: Hồ Văn Duẩn, Hồ Thị Thất, Hồ Thị Châu, Lê Công Uẩn, Huỳnh Hoàng Anh, Văn Ngọc Đạt, Lê Hoàng Vỹ, Nguyễn Thế Khánh,Trần Ngọc Bảo, Nhiều học sinh chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, như: Hồ Thị Kiểu, Hồ Văn Hiệp, Hồ Thị Thất, Trần Ngọc Bảo, Hồ Văn Duy,.. Đa số học sinh trong lớp còn tùy tiện trong cách nói, nói không có chủ ngữ, vị ngữ và hiện tượng nói leo. Tư thế đứng nói hay trả lời một vấn đề nào đó luôn uể oải, người chồm lên bàn. Nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, nói chuyện riêng, làm việc riêng và không chú ý trong giờ học, như: Võ Văn Duy, Trần Thị Thùy Linh, Lê Kim Bảo, Hồ Văn Hiệp, Hồ Văn Duy, Lê Bá Phúc,. Một số học sinh thường xuyên quên ĐDHT. Chưa có thói quen học hợp tác theo nhóm. 3. CÁC GIẢI PHÁP Trong giai đoạn hiện nay, học sinh sống trong một xã hội đang phát triển, mặt trái của kinh tế thị thường ít nhiều có tác động đến việc hình thành nhân cách học sinh. Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong công tác chủ nhiệm và giáo dục học sinh, tôi xin trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh cụ thể như sau : Nhận lớp, tìm hiểu nắm tình hình học sinh Trước hết giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh , đặc điểm tâm sinh lý , nhân cách, những ưu điểm, hạn chế của từng học sinh thông qua các biện pháp sau : Gặp giáo viên chủ nhiệm cũ để nắm bắt tình hình chung, tình hình của một số học sinh trong lớp (như học sinh giỏi, học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt,) . Tiếp tục nghiên cứu quá trình học tập của từng học sinh thông qua bài thi khảo sát đầu năm, bài kiểm tra và kết quả học tập của học sinh năm trước qua sổ học bạ, phiếu liên lạc, quá trình dạy học. Trao đổi trò chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp với học sinh thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khoá hoặc trong các giờ ra chơi. Thăm hỏi gia đình học sinh nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh cá biệt, trò chuyện với phụ huynh tìm hiểu hoàn cảnh, năng lực sở trường của học sinh để từ đó có biện pháp giáo dục tích cực . Tham mưu với lãnh đạo trường tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm để cập nhật thông tin về học sinh lớp mình . Cập nhật những thông tin đã tiếp cận, ghi chép cụ thể những thông tin của từng học sinh lớp mình vào nhật ký chủ nhiệm lớp. Nắm bắt được các thông tin về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lý , nhân cách, những ưu điểm, hạn chế của từng học sinh. Giáo viên: Đào Thị Lài - Trường Tiểu học Hướng Phùng 6 Sáng kiến kinh nghiệm " Công tác chủ nhiệm lớp” Đối với học sinh khuyết tật: Luôn tạo cho học sinh không có mặc cảm với các bạn trong lớp. Đối với học sinh các biệt về đạo đức: Cần phối kết hợp với gia đình, Đội thiếu niên để giáo dục đạo đức cho các em. Đối với học sinh yếu: Không mắng nhiếc, chê cười mà luôn động viên em làm bài từ dễ đến khó, luôn gần gũi, phụ đạo thêm cho em trong mỗi giờ học. Học sinh nghỉ học không lý do: Tôi luôn tìm hiểu lý do nghỉ học, động viên em đến lớp với nhiều hình. Học sinh có năng lực đặc biệt: Trong quá trình giảng dạy, gần gũi với học sinh. Tôi luôn chú ý đến những năng lực đặc biệt của học sinh để có hướng bồi dưỡng cho học sinh có thể phát huy được năng lực của bản thân. Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập: Thường xuyên kiểm tra dụng cụ học tập, nhắc nhở học sinh phải biết giữ vở sạch và rèn viết chữ đẹp. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản ký, tổ chức, kiểm tra Ngay từ đầu năm học Tôi đã tổ chức cho học sinh tự bầu chọ Ban cán sự lớp đủ đức và tài để quản lý lớp ngày một đi lên. Lớp bầu 1 lớp trưởng, 2 lớp phó. Lớp chia làm 3 tổ, mỗi tổ bầu 1 tổ trưởng và một tổ phó để quản lý các thành viên trong tổ. Các tổ trưởng luôn theo dõi sát sao - nhắc nhở các tổ viên của mình về học tập cũng như các hoạt động khác. Lớp trưởng quản lý chung. Bố trí chỗ ngồi cho các em Giáo viên luôn theo sát học sinh trong lớp để phân chỗ ngồi phù hợp, có thể bố trí em học yếu với em học khá để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ - có sự thay đổi chỗ ngồi cho học sinh trong từng tháng, từng học kì. Rèn nề nếp lớp học Để lớp học đi vào nề nếp, ngay từ đầu năm học tôi đã quán triệt và thường xuyên duy trì việc sinh hoạt 15 phút đầu giờ, nề nếp ra vào lớp, tác phong Đội viên, vệ sinh cá nhân. Vệ sinh cá nhân, tác phong Đội viên Luôn giáo dục vệ sinh cá nhân cho các em ở mọi lúc, mọi nơi. Nhắc nhở học sinh vệ sinh tay, chân, đầu tóc, quần áo, tác phong Đội viên đầy đủ, gọn gàng. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh cá nhân học sinh đầu giờ học, có nhắc nhở, khen ngợi những học sinh thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Quy định về việc kiểm tra bài ở nhà Luôn nhắc nhở học sinh học bài và làm bài ở nhà trước khi đến lớp, kiểm tra bài cũ là việc làm thường xuyên trong mỗi tiết học của giáo viên. Phối kết hợp thường xuyên với phụ huynh Hằng ngày phải kiểm tra sách vở các em. Nhắc nhở con em làm bài tập và học bài ở nhà. Soạn sách vở đi học theo thời khóa biểu. Giáo dục học sinh có ý thức gọn gàng, ngăn nắp. Giáo viên: Đào Thị Lài - Trường Tiểu học Hướng Phùng 8 Sáng kiến kinh nghiệm " Công tác chủ nhiệm lớp” các em tự tin có ý kiến trao đổi với các bạn trong lớp ở trong các giờ học: Phạm Hà Ý Nhi, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Mai Trang, Hoàng Thị Hà Vi, Phùng Trần Gia Huy, Tập thể lớp tham gia tốt các hoạt động do nhà trường, Đội thiếu niên tổ chức. Thời gian làm công tác chủ nhiệm ở lớp 3A năm học 2015 -2016, kết quả đạt được như sau: Phong trào thi đua: lớp đạt Nhất, Nhì trong các tuần và thi đua tháng. Làm báo tường chào mừng ngày 20/11 cùng với nhóm các lớp: Giải Nhất. Nhiều học sinh đã có có những thay đổi tích cực. Các em đã tự giác trong học tập và lao động: Khu tự quản luôn trực đảm bảo, vệ sinh lớp học sạch sẽ, đảm bảo thời gian. Tư thế ngồi và đứng trả lời câu hỏi đã ngay ngắn hơn. Kết quả đạt được đến cuối tháng 3 năm học 2015 - 2016 học như sau. HỌC TẬP HẠNH KIỂM VỆ SINH HOÀN CHƯA ĐẠT CHƯA ĐẠT TỐT CHƯA TỐT THÀNH HOÀN THÀNH SL % SL % SL % SL % SL % SL % 34 100 0 0 34 1000 0 0% 34 100% 0 0 3. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi gặp phải một số vấn đề. Vì vậy tôi xin có một vài đề xuất sau: Đối với nhà trường Cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đầy đủ để việc dạy học đạt kết quả cao hơn. Đối với phụ huynh học sinh Cần quan tâm hơn đến việc học tập và các hoạt động khác của con em. Tạo mọi điều kiện để học sinh đến lớp đầy đủ, chuyên cần, kết hợp với GVCN để giáo dục con em tốt hơn. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi về công tác chủ nhiệm lớp, kính mong quý thầy cô giáo; Hội đồng chấm Sáng kiến kinh nghiệm góp ý, chia sẻ để công tác chủ nhiệm lớp của tôi ngày được hoàn thiện hơn. Quảng Trị, ngày 28 tháng 3 năm 2016 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của ĐƠN VỊ mình viết, không sao chép nội dung Giáo viên: Đào Thị Lài - Trường Tiểu học Hướng Phùng 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chu_nhiem_lop_3a_truong_tieu.doc