Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm học Lớp 9 trường THCS Phan Đình Phùng

Giáo viên không chỉ là những người thầy được đào tạo về kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn, mà còn được trang bị kiến thức về công tác chủ nhiệm nhằm giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, để học sinh trở thành một công dân tốt cho xã hội. Công tác chủ nhiệm là công tác mà bất kì người giáo viên nào cũng không thể xem nhẹ. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong trường học hiện nay gặp không ít khó khăn trong việc quản lí, giáo dục học sinh. Vì hiện nay tình trạng học sinh sa sút về đạo đức, thiếu ý thức trong học tập, đặc biệt là những học sinh cá biệt, nghiện game ngày càng nhiều.

Đã là một giáo viên chủ nhiệm, việc đưa lớp mình chủ nhiệm đi lên vừa là trách nhiệm vừa là bổn phận đối với giáo viên và học sinh, đồng thời cũng khẳng định được năng lực của bản thân. Giáo viên chủ nhiệm là người nhận thấy rõ một tập thể lớp vững mạnh là một tập thể có những học sinh ngoan, thực hiện tốt nội qui trường lớp. Như vậy người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh.

Người ta thường nói con cái là hình ảnh của cha mẹ, một tập thể lớp là hình ảnh của giáo viên chủ nhiệm, nói như vậy cũng đúng phần nào vì rõ ràng giáo viên chủ nhiệm là người cha, người mẹ của các em trong môi trường giáo dục. Ngoài những giờ giảng dạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng tiếp cận các em qua những giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, những buổi lao động, những giờ hoạt động ngoại khóa, việc tham gia các hội thi của đội, của trường tổ chức , hoặc những lúc đến thăm gia đình học sinh, chia sẻ vui buồn với học sinh...Những lúc như thế, thầy trò càng gần nhau hơn. Như vậy giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em nhiều nhất, đồng thời cũng là cầu nối giữa nhà trường với phụ huynh học sinh.

doc 13 trang phandinh 08/05/2024 1190
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm học Lớp 9 trường THCS Phan Đình Phùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm học Lớp 9 trường THCS Phan Đình Phùng

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm học Lớp 9 trường THCS Phan Đình Phùng
 cương, xây dựng tập thể lớp tiến kịp với các lớp khác, để đạt được những 
chỉ tiêu của trường đề ra.
Vì vậy mổi giáo viên chủ nhiệm phải có phương pháp như thế nào để có 
hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Qua 
nhiều năm làm công tác chủ nhiệm , tôi xin mạo muội trình bày một số 
suy nghĩ, kinh nghiệm được rút ra từ thực tế làm công tác chủ nhiệm của 
mình trong một số năm qua.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
- Nêu ra một số giải pháp hữu hiệu, khả thi về công tác chủ nhiệm
- Tạo điều kiện cho phong trào thi đua của lớp đi vào nề nếp, quy cũ, phát 
huy tính tích cực của học sinh và tinh thần làm chủ tập thể, tự quản của 
học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác chủ nhiệm học sinh trường THCS Phan Đình Phùng
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Lớp 9A8 trường THCS Phan Đình Phùng
5. Phương pháp nghiên cứu:
Tìm hiểu công tác chủ nhiệm lớp những năm học trước 
GV: LÊ THỊ HOA 2 TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG - Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được tình hình của lớp như sỉ số, số 
lượng học sinh nam, nữ, học sinh dân tộc, thông qua giáo viên chủ nhiệm 
năm học trước, giáo viên giảng dạy và anh (chị) phụ trách đội.
Sau đó giáo viên chủ nhiệm cần ổn định tổ chức lớp càng sớm càng tốt để 
lớp đi vào nề nếp cũng như việc học tập. 
- Bầu ban cán sự lớp cần hết sức cẩn trọng, nhất là bầu lớp trưởng. Lớp 
trưởng là học sinh nam hay nữ cũng được, miễn là em đó có bản lĩnh , 
năng lực, được các bạn trong lớp tín nhiệm. Thường là các em nam hay tự 
ái khi lớp trưởng là nữ. Trường hợp này giáo viên chủ nhiệm phải hết sức 
khéo léo tạo nên việc sớm hòa đồng giữa các em bằng mọi cách, khẳng 
định khả năng của lớp trưởng. Tiếp đến là sắp xếp chổ ngồi cho các em. 
Chổ ngồi có tác động tâm lý rất lớn đến các em, nếu có thể tránh được 
giáo viên chủ nhiệm nên tránh các trường hợp :
+ Không nên sắp xếp các em học sinh nữ lớn tuổi, ngồi xen với các em 
học sinh nam, sẽ mất tự tin về việc hàng tháng.
+ Không nên để các em học sinh yếu, hay nói chuyện ngồi bên nhau. 
Những em này cũng không nên cho ngồi bên cửa lớn hoặc của sổ, cố 
gắng sắp xếp các em học yếu, hay nói chuyện ngồi cùng với các bạn học 
tốt, có đạo đức tốt để được các bạn đó giúp đỡ.
- Có kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu của lớp trong từng học kì và cả năm học, 
thông qua quy ước cộng trừ điểm thi đua của từng nội dung.
- Tiến hành đại hội chi đội theo kế hoạch của liên đội trường, thành lập 
những đôi bạn cùng tiến ở trên trường cũng như ở nhà. Để các em có thể 
hộ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập.
* Giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên sinh hoạt 15 phút đầu giờ 
và tiếp xúc với học sinh của lớp mình chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên sinh hoạt 15 phút đầu giờ cùng với 
các em, đôn đốc nhắc nhở việc thực hiện các nề nếp, khắc phục kịp thời 
những biểu hiện vi phạm. khi giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc với học sinh 
mới biết được các em muốn gì, cần gì, các em là người như thế nào. Có 
tiếp xúc với các em giáo viên chủ nhiệm mới rút ngắn được khoảng cách 
giữa thầy và trò, các em không còn e ngại, rụt rè, chắc chắn sẽ tự tin hơn 
và mạnh dạn bộc bạch những việc của lớp những thiếu sót của bản thân....
Khi tiếp xúc với học sinh những việc giáo viên chủ nhiệm nên làm và 
không nên làm : 
- Đối với học sinh có gia đình quan tâm, giáo viên nên phát huy thế mạnh 
này. Vì thường học sinh được giáo dục tốt, được chăm lo việc học tập 
thường chăm ngoan hơn, chính những em như thế là nhân tố tích cực của 
lớp. 
- Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên phải thật khéo léo 
hỏi thăm về gia cảnh để biết được đó có phải là do điều kiện khó khăn, 
ảnh hưởng đến học tập, đạo đức của các em. Học sinh gặp phải những 
khó khăn về gia đình như : kinh tế, bố mẹ li hôn...giáo viên và tập thể lớp 
GV: LÊ THỊ HOA 4 TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG việc là chính thay vì làm tất cả. Cán bộ lớp gần gũi, sát với lớp nhiều hơn 
giáo viên chủ nhiệm nên các em giúp giáo viên giải quyết các vấn đề của 
lớp nhanh hơn, có hiệu quả tốt, giáo viên chủ nhiệm đỡ vất vả hơn. 
- Có một số học sinh thường chán ngán giờ sinh hoạt lớp, thậm chí có 
trường hợp vài em bỏ trốn. Sở dĩ có hiện tượng này vì giờ sinh hoạt lớp 
giáo viên chủ nhiệm chủ yếu kiểm điểm những sai sót của một số em vi 
phạm nội quy của trường, lớp. Vì vậy, giáo viên cần phải tạo không khí 
vui vẻ, thoải mái trong giờ sinh hoạt lớp. Giáo viên cho lớp nhận xét, 
đánh giá hoạt động trong tuần với thời gian ngắn, dành thời gian nhiều 
hơn cho việc vạch ra phương hướng tuần tới, sinh hoạt văn nghệ, thi sáng 
tác thơ, văn...Giáo viên chủ nhiệm không để học sinh lạm dụng việc phê 
bình và tự phê bình. Những em vi phạm nội quy hầu hết đều nhận thấy sai 
lầm của mình, kể cả học sinh cá biệt, các em vừa hối hận vừa xấu hổ. Nếu 
tập thể lớp cứ tập trung vào sai sót của bạn mà phê bình, chỉ trích, nặng 
lời thay vì giúp bạn tiến bộ thì ngược lại học sinh sẽ lì lợm hơn, xa rời tập 
thể có khi cố tình phá lớp.
- Đối với học sinh cá biệt, khó bảo, giáo viên cũng như tập thể quan tâm 
theo dõi giúp đỡ thay vì nghiêm khắc phê bình trước tập thể lớp. Cần phê 
bình đối tượng này nhưng tránh căng thẳng giữa học sinh đó với giáo 
viên, với tập thể lớp. Điều đó có thể xảy ra là học sinh cá biệt phản ứng 
mạnh khi bị phê bình, tự ý bỏ ra khỏi lớp, đập phá đồ dùng trong lớp, 
hoặc có lời lẽ vô lễ với giáo viên... Trường hợp này xảy ra, chắc chắn 
giáo viên sẽ bị mang tiếng, bị mất uy tín, cho nên giáo viên chủ nhiệm 
phải lấy tình yêu thương, lời hay lẽ phải phân tích nhẹ nhàng để các em 
nhận ra việc làm sai của mình để tự nhận lỗi và sửa lỗi.
- Giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến việc khen chê kịp thời đối với học 
sinh. Giáo viên không thiên vị, phải công minh trong khi khen cũng như 
chê các em. Những lời động viên khi các em làm việc tốt, những lời nhắc 
nhở khi các em làm việc sai có tác dụng rất lớn đến việc tự rèn luyện của 
các em.
 Như vậy việc gì cần giải quyết giáo viên chủ nhiệm giải quyết kịp thời 
sau mỗi buổi học, không đợi đến sinh hoạt lớp. Làm như vậy rất dễ dàng 
chấn chỉnh nề nếp của tập thể, điều hết sức quan trọng là cách đối xử, xử 
lý học sinh cá biệt không nên quá nghiêm khắc. Khen chê học sinh phải 
công minh, có làm được như vậy học sinh mới nể phục và tự thấy mình 
cần phải phấn đấu hay khắc phục những điểm nào.
* Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh :
Việc giáo dục học sinh trong nhà trường là sự kết hợp gữa nhà trường với 
đoàn thể, địa phương, gia đình...Trong đó, mối quan hệ giữa gia đình và 
nhà trường nhất là đối với giáo viên chủ nhiệm là hết sức cần thiết. Chính 
vì vậy, công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công hay không đừng 
bao giờ quên gia đình gọc sinh là yếu tố quan trọng.
GV: LÊ THỊ HOA 6 TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG hơn. Vì thế lớp 9A8 đã duy trì sĩ số được 100%, chất lượng giáo dục cũng 
được nâng lên. Năm học 2017-2018 lớp 9A8 có 29 học sinh và đã đạt 
được kết quả cụ thể như sau :
Học lực :
 Giỏi Khá TB
SL % SL % SL %
01 3,44 14 48,27 14 48,27
Hạnh kiểm :
 Tốt Khá TB
SL % SL % SL %
28 96,55 1 3,44
 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận :
Nhiệm vụ chủ nhiệm một lớp của giáo viên quả là không dễ dàng, nó 
phức tạp rất nhiều. Năm học nào cũng vậy, lớp học nào cũng thế, có thể 
là lớp nhiều học sinh cá biệt, khó khăn. Những học sinh này làm giáo 
viên chật vật vô cùng. Nhưng giáo viên đừng nên tập trung vào đối tượng 
này mà hãy nghĩ đến tập thể lớp, hãy phát huy những thế mạnh của lớp 
bằng tình yêu thương đưa các em hòa nhập vào tập thể. Hay là một lớp 
giỏi, ngoan thì việc duy trì được nề nếp học tập và các nề nếp khác trong 
cả năm học cũng không phải không kém phần khó khăn. Dù là đối tượng 
học sinh như thế nào, giáo viên chủ nhiệm phải xem tập thể lớp mình chủ 
nhiệm là một mái ấm gia đình, dồn hết tâm huyết của mình vào lớp thì 
chắc chắn sẽ hoàn thành nhiệm vụ được Ban giám hiệu giao phó.
 2. Kiến nghị :
- Đối với nhà trường : Thực tế nhà trường đã quan tâm và có kế hoạch 
chỉ đạo sát sao hàng tuần, hàng tháng, giảm tiết cho giáo viên chủ nhiệm 
lớp. Nhưng vẫn cần sự quan tâm hơn nữa từ Ban giám hiệu, các đoàn thể 
trong trường, có kế hoạch phân công theo dõi, đôn đốc giám sát các hoạt 
động của giáo viên chủ nhiệm. Kịp thời động viên, khen, chê...Có như 
vậy mới phát huy được hết vai trò của giáo viên làm công tác chủ nhiệm. 
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giảm thiểu số học sinh bỏ học, 
đang là vấn đề nan giải hiện nay.
- Đối với giáo viên : Dẫu biết rằng cuộc sống trong mổi gia đình chúng ta 
vẫn còn rất nhiều khó khăn, lo toan... Nhưng đã là giáo viên, đặc biệt là 
giáo viên chủ nhiệm, chúng ta nên giành nhiều thời gian, tâm huyết tình 
cảm cho học sinh nói chung và học sinh lớp mình chủ nhiệm nói riêng. 
Liên hệ chặt chẽ với Ban giám hiệu và các đoàn thể trong trường...Thì 
chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả.
GV: LÊ THỊ HOA 8 TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
 1. Đánh giá của Hội đồng khoa học nhà trường
 Chủ tịch Hội đồng khoa học trường
 Hiệu trưởng 
 2. Đánh giá của Hội đồng khoa học ngành
 Chủ tịch Hội đồng khoa học 
GV: LÊ THỊ HOA 10 TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chu_nhiem_hoc_lop_9_truong_th.doc