Báo cáo Sáng kiến Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 9

- Trong những năm qua Việt Nam chúng ta đã hội nhập mạnh mẽ với thế giới bên ngoài và gặt hái được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực về văn hóa kinh tế xã hội. Nhưng cũng có một thực tế rõ ràng cùng với những giá trị tốt đẹp thì hàng loạt giá trị văn hóa chưa tích cực cũng theo gót vào nhà trường ảnh hưởng tới thế hệ học sinh. Chính điều đó đã làm xói mòn nhiều giá trị tốt đẹp của dân tộc. Ta thường nói rằng: tâm hồn học sinh là một tờ giấy trắng mà ai cũng có thể vẽ lên đó những nét bút cho dù là nét đẹp hay xấu. Nói cách khác, học sinh là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng văn hóa từ ngoài vào. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin thì điều đó lại càng dễ dàng. Trên thực tế cho thấy có rất nhiều học sinh có đạo đức tốt, có ý thức kỷ luật, chịu khó học hỏi, …nhưng số học sinh chưa tốt cũng không ít. Bất cứ lớp học nào cũng có học sinh chưa tốt, chưa ngoan trong nhận thức vấn đề. Lớp học do tôi chủ nhiệm cũng không là ngoại lệ.

- Bên cạnh đó, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm ở những năm trước mặc dù tôi nhiệt tình với lớp chủ nhiệm mà vẩn chỉ ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chính vì vậy, ở những năm trước số học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm có tiến bộ về mặt đạo đức chưa nhiều, tôi chưa phát huy được vai trò trung tâm, khả năng tự quản của các em; có một số học sinh chưa có ý thức tổ chức kỉ luật; chưa giúp Ban cán sự lớp hoạt động hiệu quả, … vì vậy không tạo được một điểm nào nổi bật ở lớp chủ nhiệm.

doc 25 trang phandinh 08/05/2024 990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 9

Báo cáo Sáng kiến Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 9
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 9
 MỤC LỤC
I/ PHẦN MỞ ĐẦU Trang
I.1/ Lý do chọn đề tài............................................................................................2
I.2/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài........................................................................2
I.3/ Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2
I.4/ Giới hạn đề tài................................................................................................3
I.5/ Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
II/ PHẦN NỘI DUNG
II.1/ Cơ sở lí luận..................................................................................................3
II.2/ Thực trạng vấn đề nghiên cứu ......................................................................3
II.3/ Nội dung và hình thức của giải pháp ............................................................4
a/ Mục tiêu của giải pháp......................................................................................4
b/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp ......................................................5
c/ Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp ....................................................19
d/ Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu......................19
III/ PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1/ Kết luận .....................................................................................................21
III.2/ Kiến nghị ...................................................................................................22
PHẦN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN .......................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................24
Trường THCS Buôn Trấp Người viết: Lê Đăng Bắc Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 9
I.4/ Giới hạn đề tài.
 Trong quá trình nghiên cứu và tìm tòi, tôi không tập trung vào tất cả các vấn đề 
mà tập trung vào các vấn đề sau:
 + Ý thức chấp hành nội quy của học sinh.
 + Ý thức học tập.
 + Khả năng tự quản.
 + Xây dựng đội ngũ BCS lớp.
 + Vận dụng tâm lý và dựa vào tính cách, thái độ của học sinh để xử lý tình 
huống
I.5/ Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp thực nghiệm.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
 II. PHẦN NỘI DUNG
II.1/ Cơ sở lý luận.
 - Người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục 
học sinh. Ngoài việc trực tiếp giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, GVCN trước hết phải là 
nhà giáo dục, là người tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, 
chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu 
cầu, nguyện vọng của các em. GVCN còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các 
tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng 
giáo dục,...Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt lãnh đạo nhà trường, và cha mẹ 
học sinh quản lý toàn diện học sinh lớp mình phụ trách. Điều này đòi hỏi giáo viên 
chủ nhiệm vừa quản lý tập thể học sinh, vừa quan tâm đến từng cá nhân trong lớp 
về mọi phương diện: học tập, tu dưỡng, lao động và sinh hoạt tập thể.
 - Giáo viên chủ nhiệm lớp là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra 
mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách theo đúng 
chương trình và kế hoạch của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối, là 
nhân vật trung gian thiết lập các mối quan hệ hai chiều: Nhà trường – tập thể học 
sinh, tập thể học sinh – xã hội. Như vậy, một mặt giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là 
đại diện cho nhà trường để giáo dục học sinh, vừa đại diện cho tập thể học sinh để 
liên lạc với nhà trường. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp phải làm cho quan hệ 
giữa tập thể học sinh với xã hội trở nên gắn bó hơn. Giáo viên chủ nhiệm xây dựng 
tập thể lớp mình vững mạnh.
II.2/ Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Trường THCS Buôn Trấp Người viết: Lê Đăng Bắc Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 9
 - Phải biết cập nhật hồ sơ công tác chủ nhiệm và hồ sơ học sinh bằng công 
nghệ thông tin.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 Tôi xin được đưa ra một số giải pháp, biện pháp để các đồng nghiệp cùng chia 
sẻ. 
b.1/ Nhiệm vụ của người GVCN: Được quy định trong các văn bản pháp lý của 
Bộ GD & ĐT là: 
 - Tìm hiểu và nắm vững HS trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức 
giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của mọi HS.
 - Cộng tác chặt chẽ với gia đình HS, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ 
môn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí 
Minh, các tổ chức xã hộ có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục HS của 
lớp.
 - Nhận xét đánh giá và xếp loại HS cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen 
thưởng và kỷ luật HS, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra 
lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn thành 
việc ghi vào sổ điểm và học bạ.
 - Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với các bộ phận có 
liên quan.
b.2/ Các yêu cầu đối với GVCN lớp hiện nay:
* Năm 2008 Bộ GD & ĐT ban hành Quy định đạo đức nhà giáo trong đó: Điều 75. 
Nói về “các hành vi nhà giáo không được làm” đã quy định: Nhà giáo không 
được có các hành vi sau đây:
 - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm hại thân thể người học.
 - Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn 
luyện của người học.
 - Xuyên tạc nội dung giáo dục.
Điều 4: Đạo đức nghề nghiệp:
 - Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo, 
có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong 
công tác, có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với người học, đồng 
nghiệp, sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người 
học, đồng nghiệp và cộng đồng.
 - Tận tụy với công việc, thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, 
nhà trường, của ngành.
 - Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất, năng lực 
của người học, thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng 
phí.
Trường THCS Buôn Trấp Người viết: Lê Đăng Bắc Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 9
tôi đó là tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc gần gũi trò 
chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình, sở thích  của các 
em. Vì vậy trước tiên khi phụ trách một lớp tôi đã tìm hiểu học sinh qua các bước 
sau: 
 Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầu tiên của 
năm học mới với các nội dung trong mẫu sau: 
 SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH
 1. Họ và tên học sinh:.Giới tính: ...............................
 2. Ngày. tháng. năm sinh Dân tộc:.... Tôn giáo:......
 3. Nơi sinh:....................................................................................................
 4. Quê quán:..................................................................................................
 5. Hộ khẩu thường trú: ......................................................................................
 6.Hiện nay đang sống cùng với:............................................tại địa chỉ ...........
 7. Họ tên cha: . Năm sinh :...............................................
 Nghề nghiệp:.............Nơi làm việc: ................................
 8. Họ tên mẹ : .Năm sinh :.....................................................
 Nghề nghiệp:.............Nơi làm việc: ................................
 9. Là con thứ......... trong gia đình gồm có.......... anh chị em
 10. Điều kiện kinh tế gia đình thuộc diện: Thuộc đối tượng:.
 11. Xếp loại học lực, hạnh kiểm, chức vụ đã làm của các năm học trước :
 Lớp 8: Học lực:Hạnh kiểm:Chức vụ đã làm: ...............
 Lớp 9 (Trường hợp ở lại lớp): Học lực: ......... Hạnh kiểm:...........
 12. Chiều cao:........, cân nặng:......., tình trạng sức khỏe:................................. 
 13. Năng khiếu:.. sở thích: ...................................
 14. Những môn học em đã đạt kết kết quả cao.................................................
 15. Những môn học mà em học yếu:................................................................
 16. Ở nhà em thường học bài vào thời gian nào:..............................................
 17. Ngoài giờ học em thường làm gì để giúp đỡ gia đình:................................ 
 18. Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này:
 Học lực:.; Hạnh kiểm: ..........................
 19. Em có ý kiến, đề nghị gì với GVCN và nhà trường:...................................
 20. Khi cần liên hệ theo địa chỉ: .......................................................................
 Hoặc số: 
Trường THCS Buôn Trấp Người viết: Lê Đăng Bắc Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 9
có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm. Vì lẽ đó bầu ban 
cán sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính toán không phải học sinh nào cũng 
đảm nhiệm được.
 Ví dụ: Đầu năm học 2015-2016 trong buổi (Đại hội chi đội lớp) và trên cở sở 
đã tìm hiểu kỹ về HS tôi đã cho lớp thảo luận đi đến biểu quyết để chọn ra những 
HS có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để bầu làm các công việc sau:
 * Bầu ban cán sự lớp gồm : 
 Lớp trưởng: Trần Nhật Quyên
 Lớp Phó học tập: Võ Thị Cẩm Tiên
 Lớp phó Lao động - Kỉ luật: Lê Hữu Chung
 Lớp phó Văn thể mỹ: Nguyễn Thị Hải Yến
 Lớp phó đời sống: Hoàng Thị Ái Len
 Đội cờ đỏ: Phạm Văn Mạnh- Nguyễn Thị Oanh
 * Bầu tổ trưởng: * Bầu tổ phó 
 Tổ 1: Lê Thị Thanh Trúc Nguyễn Khôi Nguyên
 Tổ 2: Hoàng T Quỳnh Trang Nguyễn Quốc Đại 
 Tổ 3: Đỗ Thúy Hiền Nguyễn Trí Tài 
 Tổ 4: Hoàng Thị Ái Len Trịnh Đức Anh 
 * Bầu Ban Cán sự phụ trách bộ môn:
 Cán sự môn Văn: Võ Thị Cẩm Tiên
 Cán sự môn Toán: Trần Nhật Quyên
 Cán sự môn Anh: Phạm Hoàng Gia Kỳ
b.7/ Sắp xếp chỗ ngồi: 
 Trên cơ sở nghiên cứu kỹ sơ yếu lý lịch của từng em, từ kết quả bầu ban cán 
sự lớp, bầu tổ trưởng, tổ phó nên khi xếp chỗ ngồi tôi đã xắp sếp như sau:
 - Các em có nhu cầu về tai mắt (HS cận thị: Phạm Văn Mạnh) 
- Các em có vóc dáng chiều cao, giới tính, học lực (Thấp ngồi trước, cao ngồi sau; 
xen kẽ HS Giỏi - Yếu, Khá - Trung bình ngồi cùng bàn; Tỉ lệ Giỏi, Khá, Trung 
bình, Yếu ở các tổ đều nhau). Tôi chú ý đến phân đều chỗ ban cán sự lớp, những 
em có cùng khuyết điểm.
b.8. Xây dựng nội quy lớp học, thang điểm thi đua, tiêu chí đánh giá xếp loại 
hạnh kiểm:
 - Căn cứ vào nội dung của thông tư 58/2011/TT-BGDĐT v/v hướng dẫn đánh 
giá xếp loại HS THCS của Bộ GD & ĐT, nội quy HS của nhà trường, của lớp tôi 
đã cho HS thảo luận để xây dụng thang điểm thi đua của lớp từng tuần, từng tháng, 
Trường THCS Buôn Trấp Người viết: Lê Đăng Bắc Trang 9

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_vai_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhi.doc