Báo cáo Sáng kiến Một số kinh nghiệm về "Công tác chủ nhiệm lớp" học sinh lớp 4

Năm học 2016 - 2017, là năm học tiếp tục thực hiện nghị quyết số 29-
NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH -
HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế.

Tiếp tục triển khai các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục", "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực" ở tất cả các trường tiểu học trong phạm vi toàn quốc.

Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với sự tự giác
tích cực, tự rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu
là hành vi thói quen đạo đức với các chuẩn mực xã hội quy định mà từ đó nhân
cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản : con đường dạy học
trên lớp và con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động ngoài giờ lên lớp
là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
thực hiện mục tiêu của nhà trường.

pdf 28 trang phandinh 05/06/2024 1110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Một số kinh nghiệm về "Công tác chủ nhiệm lớp" học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Một số kinh nghiệm về "Công tác chủ nhiệm lớp" học sinh lớp 4

Báo cáo Sáng kiến Một số kinh nghiệm về "Công tác chủ nhiệm lớp" học sinh lớp 4
 Giao Châu, tháng 6 năm 2020 
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
1.TÊN SÁNG KIẾN: 
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ “CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP” 
 HỌC SINH LỚP 4 
2. Lĩnh vực ( mã / cấp học ): Chủ nhiệm (14) GDTH 
3.Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 8 năm 2019 đến tháng 6 
năm 2020. 
4.Tác giả 
Họ và tên: Nguyễn Thi Thu 
Năm sinh:1991 
Nơi thường trú: Xã Giao Châu huyện Giao Thủy tinh Nam Định 
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm 
Chức vụ công tác: Giáo viên 
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được quy định cụ thể tại Điểu lệ 
trường tiểu học ban hành kèm theo quyết định 51/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày 31 
tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục Đào tạo tại điều 26 đã ghi rõ : “Hoạt động 
giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn 
luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu 
kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý học sinh lứa tuổi tiểu học. Hoạt động giáo 
dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự 
chọn. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá, 
hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá, hoạt 
động bảo vệ môi trường, lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.” 
 Mục tiêu của hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh có những 
hiểu biết và thái độ đúng đắn về các giá trị văn hóa, xã hội của dân tộc và 
lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, đời 
người bắt đầu từ tuổi trẻ”. Nhà nước ta xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, là 
nghề không cho phép tạo ra phế phẩm. Vì vậy, trong nhà trường, người GV đặc 
biệt là GVCN có vai trò, chức năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc 
đào tạo thế hệ trẻ. 
 Chính từ những hoạt động như : lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã 
hội góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Giúp cho các 
em biết tự học tập, tự rèn luyện và tự hoàn thiện mình. Có thể nói việc tổ chức 
các hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em mối quan hệ phong phú 
đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất 
định, gắn với giáo dục cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống. 
 Ngay từ năm học 2010-2011; Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo đưa nội dung giáo 
dục kỹ năng sống lồng ghép vào một số môn học phù hợp và chuyển tải trong 
các hoạt động ngoài giờ lên lớp từ bậc tiểu học cho đến Trung học phổ thông. 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học trong những năm qua đã có nhiều sự 
chuyển biến, đã được các cấp quản lý giáo dục các trường, đội ngũ giáo viên 
cũng như được cộng đồng quan tâm. Đặc biệt là phát động phong trào thi đua 
“Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” đã thể hiện qua các hoạt 
 GIỚI THIỆU BẢN THÂN 
 1. Họ và Tên:.. 
 2. Là con thứtrong gia đình. 
 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................ 
 4. Kết quả học tập năm lớp 3: ( HT Tốt, Hoàn thành)........................ 
 5. Môn học yêu thích:.................................................................................. 
 7. Góc học tập ở nhà: (Có, không).............................................................. 
 8. Những người bạn thân nhất trong lớp:.................................................... 
 .................................................................................................................... 
 9. Sở thích:.................................................................................................. 
 10. Địa chỉ gia đình: ................................................. 
 Số điện thoại của gia đình:...................................................................... 
 Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng 
học sinh để ghi vào Sổ Chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần 
về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo 
dục học sinh. 
 b) Tổ chức bầu “Hội đồng tự quản”: 
 Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất 
quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi 
nhận lớp mới. Những năm học trước, Ban Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn 
lựa và chỉ định học sinh làm. Nhưng lên lớp 4, các em đã lớn, tôi muốn tạo dựng 
và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và y thức trách nhiệm đối với 
tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của 
lớp. Tiến trình bầu chọn Ban Cán sự lớp được diễn ra như sau: 
 - Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của 
người Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp, Phó chủ tịch và trưởng ban....... 
 - Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu 
biểu để cả lớp bầu chọn. 
 - Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Phát cho mỗi học sinh 1 phiếu trống 
(phiếu chỉ có chữ kí của tôi). Tôi hướng dẫn học sinh cách bầu chọn: ghi tên 3 
bạn mình chọn vào phiếu. 
 - Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp 
tổ chức. 
 - Phối hợp với Chủ tịch HĐTQ, phó Chủ tịch HĐTQ, Ban học tập giữ trật 
tự lớp. 
 Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát cho 
các em. Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ 
thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, Chủ tịch 
HĐTQ và 2 phó Chủ tịch HĐTQ phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau 
trong công việc chung. 
 Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, Chủ tịch HĐTQ, Phó 
Chủ tịch HĐTQ báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của 
từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, 
tôi tổ chức họp lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen 
ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng 
dẫn các em cách khắc phục. 
 2. 2) Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp 
 * Xây dựng mối quan hệ thầy- trò: 
 Trước đây, quan hệ thầy, trò là quan hệ bề trên - kẻ dưới; thầy đọc - trò 
ghi; Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ phân công- hợp tác. Thầy 
hướng dẫn gợi mở, học sinh đưa ra hướng giải quyết phù hợp.Ngay từ đầu, tôi 
yêu cầu học sinh phải cố gắng làm cho đúng. Nếu chưa đúng thì phải làm lại cho 
đúng mới thôi. Đã đúng là đúng từ việc làm, nghiêm là nghiêm trong việc làm 
chứ không phải ở thái độ khắt khe, gay gắt. Quan hệ cơ bản nhất của tôi và học 
trò là quan hệ hợp tác làm việc. 
 Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách 
làm này, tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều. Làm việc như thế 
nào thì đạo đức, y thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì y thức 
kỉ luật cũng đến nơi đến chốn. 
 - Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình 
thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú y đến cả cách đi đứng, 
 điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng 
không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện 
hơn. 
 - Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của 
học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người 
thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy trước 
sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao dung, đức 
vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. 
“Lớp học thân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao 
dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một người thầy như vậy thì 
chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học. 
 * Xây dựng mối quan hệ bạn bè: 
 Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình 
ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy. Nếu các em có 
nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ 
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, 
em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, 
xấu hổ (Học thầy không tày học bạn). Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan 
tâm đến vấn đề này. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi 
sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân 
thiện. Từ môi trường học tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn 
sẽ được nâng cao. 
 Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp 
đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp 
tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau: 
 - Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, 
các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại chung nhóm với bạn 
khác. Lúc đầu có em chưa chịu, tuy ngồi chung nhóm nhưng có em lại quay mặt 
ra chỗ khác, hoặc ngồi im không tham gia, ai muốn làm gì thì làm; có nhóm lại 
cãi nhau, không ai chịu làm nhóm trưởng hoặc đùn đẩy nhau không chịu ghi kết 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_sang_kien_mot_so_kinh_nghiem_ve_cong_tac_chu_nhiem_l.pdf