Báo cáo Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 3
Giáo dục là nền tảng văn hóa của một đất nước, là sức mạnh trí tuệ của cả tương lai dân tộc nhằm sớm đạt cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ Việt Nam. Trong lĩnh vực khoa học nói chung, giáo dục chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục không những cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tri thức khoa học tiến bộ của loài người mà còn hình thành nhân cách cho học sinh là điều quan trọng cốt yếu. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của sự phát triển công nghệ, của tri thức thì việc giáo dục có vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng con người mới nhằm đáp ứng sự phát triển chung của toàn nhân loại, đào tạo các em trong tương lai trở thành những người có đủ cả đức và tài để xây dựng và bảo vệ đất nước. Do đó khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường ở bậc học tiểu học, các em còn bỡ ngỡ rất nhiều đối với mọi hoạt động, các em phải có nghĩa vụ học tập nghiêm túc để tiếp thu kiến thức và nhân cách làm người. Đối với các em khả năng chú ý, ý chí, ngôn ngữ và kỹ năng hành động còn nhiều hạn chế nên các em cũng cần có sự quan tâm đặc biệt, sự hướng dẫn cụ thể, chu đáo, đều đặn hàng ngày của giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh (ở nhà) nhằm giúp trẻ kịp thời điều chỉnh cách học, xử lý tình huống cụ thể hàng ngày để lối sống của các em ngày một tốt hơn, hoàn thiện về nhân cách, đạo đức cá nhân để sớm giúp các em hình thành nhân cách tốt đẹp, bước vào bậc học cao hơn trong tương lai.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 3
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 3 2. KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................33 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................34 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục là nền tảng văn hóa của một đất nước, là sức mạnh trí tuệ của cả tương lai dân tộc nhằm sớm đạt cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ Việt Nam. Trong lĩnh vực khoa học nói chung, giáo dục chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục không những cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tri thức khoa học tiến bộ của loài người mà còn hình thành nhân cách cho học sinh là điều quan trọng cốt yếu. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học. Thế kỷ XXI là thế kỷ của sự phát triển công nghệ, của tri thức thì việc giáo dục có vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng con người mới nhằm đáp ứng sự phát triển chung của toàn nhân loại, đào tạo các em trong tương lai trở thành những người có đủ cả đức và tài để xây dựng và bảo vệ đất nước. Do đó khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường ở bậc học tiểu học, các em còn bỡ ngỡ rất nhiều đối với mọi hoạt động, các em phải có nghĩa vụ học tập nghiêm túc để tiếp thu kiến thức và nhân cách làm người. Đối với các em khả năng chú ý, ý chí, ngôn ngữ và kỹ năng hành động còn nhiều hạn chế nên các em cũng cần có sự quan tâm đặc biệt, sự hướng dẫn cụ thể, chu đáo, đều đặn hàng ngày của giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh (ở nhà) nhằm giúp trẻ kịp thời điều chỉnh cách học, xử lý tình huống cụ thể hàng ngày để lối sống của các em ngày một tốt hơn, hoàn thiện về nhân cách, đạo đức cá nhân để sớm giúp các em hình thành nhân cách tốt đẹp, bước vào bậc học cao hơn trong tương lai. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là những chiến sĩ tiên phong xung kích đi đầu trong phong trào này. Chính nghề dạy học đã đào tạo con người phát triển một cách toàn diện. Để đáp ứng không ngừng yêu cầu của sự phát 2/34 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 3 chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy nề nếp lớp học, chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn rũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Sau nhiều năm được làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao. Trong các năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn đạt chỉ tiêu đề ra. Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 3”. Với mong muốn được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo và các cấp lãnh đạo. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn : 1. Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. 4/34 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 3 II. PHẦN NỘI DUNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Căn cứ khoa học của đề tài nghiên cứu. Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh nắm vững các kĩ năng nói, đọc, viết, tính toán, có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội và con người; có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quí anh chị em; kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi; giúp đỡ bạn bè, các em nhỏ; yêu lao động, có kỉ luật; có nếp sống văn hóa; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ vệ sinh; yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học cơ thể của trẻ đang ở thời kì phát triển. Trẻ ở lứa tuổi này không kiên trì, nhanh nhớ, nhanh quên, dễ xúc động, hiếu động, ham hiểu biết. Đặc biệt lứa tuổi này, trẻ rất hay bắt chước người lớn. Bởi vậy tất cả những diễn biến xung quanh các em sẽ ảnh hưởng rất lớn theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Bậc Tiểu học là bậc góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Ở bậc học này, các em bắt đầu phải tư duy để tiếp thu những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp của con người. Đây là giai đoạn rất quan trọng giúp các em có những kĩ năng sống tốt ngay từ ban đầu, từ đó giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống. Giai đoạn đầu, các em phát triển tốt thì đó là nền móng vững chắc cho sự phát triển sau này. Để có những ảnh hưởng tích cực tới học sinh, trước hết ở lớp, ở trường phải có những hoạt động tích cực, bổ ích cho các em tham gia. Mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 6/34 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 3 2. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Sau đây tôi xin đi cụ thể vào tình hình lớp chủ nhiệm của mình: a. Thuận lợi: - Phần lớn học sinh trong lớp tương đối đồng đều về chất lượng cuộc sống, học tập, phụ huynh quan tâm con em mình. - Cán bộ lớp năng động, nhiệt tình, gương mẫu trong mọi hoạt động của lớp. b. Khó khăn: - Ở lứa tuổi này, các em đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng tự bảo vệ mình. Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để tự tin trong học tập và cuộc sống. Học sinh ở lứa tuổi này còn mải chơi, hiếu động, thường xuyên nghịch ngợm, chọc ghẹo các bạn, đặc biệt là học sinh nam. - Nhiều học sinh còn chưa tự giác học tập, ý thức học trên lớp chưa tốt, thường xuyên phải nhắc nhở. Các em chưa có ý thức ôn tập bài, còn quên sách vở, đồ dùng học tập, chưa có ý thức tự giác, chưa biết sắp xếp thời gian biểu hợp lý, khoa học. - Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học là rất trọng trách và không kém phần phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sốngcủa học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. 8/34 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 3 - Tham gia hoạt động cùng học sinh để tìm hiểu rõ hơn về tinh thần tập thể, ý thức hợp tác trong công việc chung, về những cá nhân học sinh. - Trao đổi với cha mẹ học sinh để có thêm nhiều thông tin cụ thể hơn. Như vậy, tìm hiểu học sinh là việc làm liên tục, thường xuyên, vừa có tính cấp bách trong những khoảng thời gian nhất định, lại vừa có tính giai đoạn. Do vậy, giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch thực hiện ở việc xác định mục tiêu, nội dung, biện pháp, thời gian tiến hành tìm hiểu học sinh. Có như vậy, việc tìm hiểu học sinh mới liên tục, thu được những thông tin phong phú, cụ thể có độ tin cậy về thực trạng và diễn biến của tâm lý, hoàn cảnh của học sinh lớp mình. Cho nên, có thể nói tìm hiểu học sinh là một quá trình diễn ra liên tục suốt năm học. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào của năm học cũng tiến hành những biện pháp tìm hiểu học sinh nêu ở trên. Điều quan trọng là phải phân chia những thời kì ứng với những biện pháp nào để thu những thông tin về học sinh chính xác nhất, nhanh nhất, rõ ràng nhất, giúp giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng đề ra những tác động sư phạm có hiệu quả. Thông thường, việc tìm hiểu học sinh diễn ra theo các giai đoạn sau đây: Giai đoạn thứ nhất: Điều tra cơ bản về tình hình học sinh. + Tổ chức cho học sinh phiếu kê khai về sơ yếu lí lịch về bản thân và gia đình theo mẫu. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên:(Nam/ nữ). Ngày, tháng, năm sinh: 2. Là con thứ.trong gia đình có.anh em. 3. Họ tên bố.nghề nghiệp:số điện thoại... 4. Họ tên mẹnghề nghiệp:số điện thoại... 5. Sở thích:... 6. Năng khiếu:..Những vấn đề cần chú ý:... + Sau khi đã có phiếu, giáo viên chủ nhiệm phân loại các học sinh của mình theo các nội dung mà mình đã định tìm hiểu như: về hoàn cảnh gia đình, thành phần gia đình, số con trong gia đình, thu nhập của gia đình về đặc điểm của học sinh (kết quả học tập và rèn luyện của những năm học trước, về nguyện vọng và sở thích, về 10/34
File đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhie.doc