Báo cáo Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 1C trường Tiểu học Lê Hồng Phong
Song song với việc dạy chữ chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc dạy người. Nên vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của người thầy, đặc biệt là người thầy làm công tác chủ nhiệm.
Theo điều 30 chương IV điều lệ Trường tiểu học Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ - BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học cho nên công tác chủ nhiệm lớp là trách nhiệm của giáo viên. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
Do vậy chúng ta cần làm gì, tiến hành như thế nào để quá trình xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực chủ động trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 1C trường Tiểu học Lê Hồng Phong
II. Phần nội dung II.1. Cơ sở lý luận Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh và phối hợp với giáo viên bộ môn, tổ chức Đội TNTP để giáo dục học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Công tác giáo dục học sinh, nhất là học sinh cá biệt và giúp đỡ học sinh khó khăn đạt hiệu quả cao và đặt biệt là đưa phong trào của lớp đạt kết quả. Giáo viên chủ nhiệm phải tích cực nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý - giáo dục để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm lớp và các nhiệm vụ khác. Đặc biệt phải có tâm lý của người làm cha, làm mẹ, là người bạn lớn của học sinh, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của các em một cách có hiệu quả II.2.Thực trạng a. Thuận lợi - khó khăn - Một số phụ huynh học sinh đã quan tâm đến rèn luyện con em mình. Ngoài ra Ban lãnh đạo nhà trường quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục. Chính vì thế tôi luôn cố gắng giúp các em có một niềm tin, phát triển một cách toàn diện để trở thành con người năng động, sáng tạo phù hợp với một xã hội hiện đại đang phát triển. - Học sinh lớp 1C có 100% là con em dân tộc thiểu số, vừa rời trường mẫu giáo để làm quen với môi trường tiểu học, mọi sinh hoạt nề nếp đều xa lạ. Các em rụt rè chưa quen với cách học cũng như cách bày tỏ ý kiến trước đám đông. Khi phát biểu các em nói không rõ ràng, trả lời trống không, không đủ câu, không nói lời cảm ơn, xin lỗi với cô, bạn bè. Nhiều em đến trường hay quên đồ dùng học tập,... - Hoàn cảnh gia đình các em rất khó khăn, bố mẹ thường đi làm ăn xa. - Vốn Tiếng Việt của các em còn hạn chế. Do đó có phần hạn chế trong học tập và giao tiếp. c. Mặt mạnh, mặt yếu - Học sinh ngoan, lễ phép, đi học chuyên cần. - Nề nếp kỷ luật, trật tự : Xếp hàng ra vào lớp, đến lớp đúng giờ, rửa tay bằng xà phòng sau khi đi nhặt rác, sau khi đi vệ sinh - Nề nếp học tập:Hợp tác trao đổi cùng bạn, đôi bạn học tập, nhóm học tập tích cực. Thực hiện đúng luật chơi các trò chơi học tập, không gây ảnh huởng đến lớp bạn. - Nề nếp hành vi đạo đức: Thói quen chào hỏi cha mẹ, thầy cô khách đến trường, giúp bạn vượt khó. Chơi với bạn vui vẻ, không đánh bạn, cạnh tranh lành mạnh trong học tập. - Học sinh chưa có kỹ năng nhận xét, đánh giá các hành vi đạo đức, học tập và giải quyết các tình huống còn lúng túng. - Để đạt được kết quả giáo viên và học sinh phải trải qua nhiều khó khăn, trải qua quá trình rèn luyện thường xuyên, liên tục qua quá trình học tập và rèn luyện. 2 Biện pháp 1: Tìm hiểu học sinh – Lập kế hoạch, biện pháp giáo dục phù hợp - Tôi ra trường đã lâu, từng làm công tác chủ nhiệm nên ít nhiều cũng có chút ít kinh nghiệm. Vì vậy để nắm vững tình hình cụ thể của từng học sinh, ngoài việc xem xét hồ sơ lí lịch của học sinh, nhận xét của giáo viên năm học trước,Quan trọng hơn, từng ngày từng giờ tôi làm quen với học sinh, đi sâu đi sát để tìm hiểu những mặt tốt, những mặt còn hạn chế của từng học sinh. Tranh thủ trò chuyện gần gũi với các em, để thông qua em A, em B để biết được mọi mặt về năng lực học tập, hoàn cảnh gia đình của em C. Sau đó tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm như : HS có hoàn cảnh khó khăn, HS khuyết tật, HS yếu, HS có năng lực,...... Đối với Y Jari : Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phụ huynh đi làm xa. Nhà ở gần sông cách buôn khá xa, chưa có điện, nước. Em thường ở nhà một mình, buồn, nhưng em chăm chỉ học tập. Đối với Y Phí: được mẹ cưng chiều nhưng bố rất nghiêm khắc. Thỉnh thoảng Y Phí chưa tự giác học tập. Qua quá trình gần gũi tìm hiểu tôi trò chuyện với em trao đổi riêng với mẹ Phí từ đó mẹ luôn quan tâm hơn. * Đối với học sinh học yếu: Y Phí, Y Phụng, Y Thăng, Y Trat, - Tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em đó học yếu, học yếu những môn nào. Cụ thể ở lớp tôi như sau: + Yếu đọc viết: Y Phí, Y Phụng, Y Thăng . + Yếu toán : Y SanU Nguyên nhân chủ yếu là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc các em có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản. - Tôi lập kế hoạch giúp đỡ các em bằng những việc cụ thể như sau: + Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em. + Tổ chức cho các em học theo nhóm :Tôi luôn nhắc nhở các học sinh trong lớp không được có thái độ phân biệt đối xử làm cho các bạn xấu hổ, để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ. + Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào đầu buổi. + Trong bài giảng luôn có hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó để các em có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. + Thường xuyên kiểm tra các em đó trong qua trình lên lớp. *Học sinh có năng lực : Y Phin, Y Duẩn, Y Nuen, H Kiều, + Chữ đẹp ( Y Phin, Y Duẩn, Y Chi Ha, H Sa Lem) : Phát hiện các em có năng khiếu, tôi trao đổi với phụ huynh để các em được dùng bút máy,bồi dưỡng kĩ năng viết chữ đẹp cho các em. Tôi cũng trang bị thêm tài liệu, kiến thức cho bản thân + Kể chuyện:( H Kiều, ) : Tôi thường mời các em đóng vai các tình huống gợi mở. Tôi cũng chú trọng giờ kể chuyện để các em được bộc lộ khả năng. 4 Với những việc các em làm được tôi liền khen thưởng , tuyên dương nhằm nhân rộng điển hình trong lớp, giúp nhiều học sinh học hỏi theo. * Trong giờ học: Tổ trưởng, tổ phó theo dõi thái độ học tập các bạn trong tổ , phát biểu xây dựng bài, đạt điểm cao trong học tập thì cộng điểm thưởng như sau: Đạt điểm tốt một môn thì được cắm hoa trên bảng “Em học tốt”, phát biểu xây dựng bài cộng 1điểm/1lần, nói chuyện lần thứ 3 trong giờ học thì bị trừ 1 điểm/ 1lần. * Tôi luôn nhắc nhở các cán bộ lớp phải theo dõi nhắc nhở động viên bạn nhiều lần khi bạn nói chuyện trong giờ học, xếp hàng chưa nghiêm túc, nếu bạn gặp khó khăn ( đột xuất bị bận, bệnh, gia đình có việc,) nên tìm cách giúp đỡ bạn hoặc báo ngay với GVCN để tìm biện pháp phù hợp. tránh tình trạng “vi phạm là trừ” - Xây dựng nề nếp học tập - Dựa vào năng lực học tập của mỗi học sinh để từ đó phân các em thành nhiều nhóm. Phân hoá theo đối tượng học sinh, để có kế hoạch phương pháp cụ thể nhằm giúp học sinh học tốt hơn. - Tôi luôn tranh thủ đến lớp sớm vào đầu giờ học để cùng kiểm tra và dò bài với các em . - Tôi thường xuyên nhận xét cụ thể đầy đủ để nắm được tình hình sức học của các em kịp thời uốn nắn , giúp các các em thấy được lỗi của mình từ đó có hướng khắc phục. Tôi luôn tìm hiểu, học hỏi, trao dồi các phương pháp giảng dạy tích cực để giảng dạy có hiệu quả - Trong quá trình dạy học , giáo viên là người điều khiển, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập ; học sinh phải biết tự giác học tập để chiếm lĩnh kiến thức . Vì vậy tôi thường áp dụng các hình thức học tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh như: Ví dụ : Trong phân môn tập đọc, phần tìm hiểu bài tôi thường tổ chức thành một trò chơi ( tôi đố, tôi đố – đố gì đố gì ?) Hoặc : để nhắc lại tên một bài đã học, tôi sử dụng trò chơi những ô chữ .Hoặc ở môn toán với các bài nối kết quả với phép tính tôi tổ chức trò chơi Ong tìm chữ, - Tôi cũng sử dụng phương pháp : học mà chơi – chơi mà học, nhưng không vì thế mà làm anh hưởng đến những lớp xung quanh. Ví dụ : Trong khi học các em phải đảm bảo trật tự, không phát biểu chung cả lớp . Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi ; không la lớn, không đập bàn, phải biết trao đổi hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ cô giao Khi xây dựng được nề nếp học tập thì tôi thấy hiệu quả giảng dạy được nâng cao, học sinh lĩnh hội đầy đủ những kiến thức . Biện pháp 3: Xây dưng tốt mối quan hệ: Nhà trường – Gia đình – Xã hội * Đối vói Ban đại diện CMHS lớp: Từ đầu năm học. Theo tiêu chí chung chọn ban đại diện CMHS như : Ban đại diện không quá bận rộn với công việc, nhiệt tình tham gia các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục, luôn muốn cho con em học tập nhẹ nhàng mà hiệu quả. Ban đại diện CMHS của lớp gồm 3 thành viên: Trưởng ban, 2 ủy viên. Với nhiệm vụ cụ thể như sau : 6 nhận xét . Lớp trưởng tổng kết báo cáo, xếp hạng các mặt hoạt động. Sau đó bầu chọn một HS tuyên dương trước lớp và nhận thưởng. - Để tránh trường hợp một em nhận liên tục nhiều lần, theo qui ước 3 tuần mới được nhận thưởng lại ( nếu em đó điểm nhất tổ thì chọn em điểm nhì tổ..) - Đặc biệt chú ý đến HS chậm trong học nhưng có tiến bộ thì tổ trưởng các tổ đề nghị ban thi đua lớp tuyên dương và khen thưởng. c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Tôi áp dụng các biện pháp này, tôi thấy kết quả như sau : Các cá nhân có những tiến bộ rõ rệt * Đối với học sinh yếu: Các em có tiến bộ nhiều về đọc, viết làm toán. * Về nề nếp: Lớp học luôn thân thiện vui vẻ đoàn kết, không có tình trạng nói tục, chửi thề, đánh nhau, không chơi các trò chơi nguy hiểm, các em đối xử hòa nhã, không bè phái, lớp trật tự cả khi không có giáo viên, . * Về học tập : Các em biết trao đổi hợp tác cùng bạn, thực hiện tốt có chất lượng việc truy bài đầu buổi, tập trung trong giờ học, tỉ lệ học sinh yếu giảm. d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp - Thầy cô là điểm sáng, là thần tượng của các em. Các em dễ tin, dễ nghe theo lời dạy bảo của thầy cô. - Nắm chắc được những thuận lợi, khó khăn, hiểu rõ thực tế trường lớp mình, khéo léo tìm cách bỏ đi mọi rào cản trong mối quan hệ với phụ huynh, đề ra những biện pháp hữu hiệu, tiếp cận gần với các em nhất, tôi nghĩ rằng bất cứ giáo viên nào cũng sẽ sớm trở thành những người bạn của trẻ. - Luôn gần gũi, bên cạnh, quan tâm tới hoàn cảnh sống của học sinh (nhất là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt) Bên cạnh đó, liên hệ chặt chẽ với phụ huynh, ban phụ huynh của trường, của lớp, vận động cha mẹ có những hành động thiết thực hỗ trợ học tập sẽ giúp cho hoạt động của lớp có hiệu quả hơn. - Cùng với hoạt động học là hoạt động chủ đạo, để giúp học sinh hoàn thiện nhân cách của mình thì người giáo viên cần phải thu hút học sinh vào các hoạt động tập thể do trường, lớp tổ chức . - Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu về nghệ thuật (vẽ, hát, múa, làm hoa) sẽ tăng thêm sự tự tin vào khả năng của chính bản thân mỗi học sinh. - Phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp làm nòng cốt, là “cánh tay phải” của mình. Muốn vậy cần phải có một sự chọn lựa dựa trên cơ sở định hướng của giáo viên và khả năng tín nhiệm của học sinh. Để giúp cho các em hoạt động có hiệu quả, tích cực, chính xác, người giáo viên cần thiết kế hệ thống sổ sách theo dõi phù hợp và thường xuyên kiểm tra, đánh giá để có cách điều chỉnh thích hợp. e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Qua các biện pháp mà tôi áp dụng ở trên tôi thấy đạt hiệu quả khá cao trong các năm tôi làm công tác chủ nhiệm. Đây chỉ là vài biện biện pháp nhỏ mà bản thân được học tập qua các đồng nghiệp, qua việc đúc kết nhiều năm làm công tác chủ nhiệm. Bản thân sẽ tiếp tục học tập, trao đổi cùng đồng ngiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả của người giáo viên như Bác Hồ đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” 8
File đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhie.doc