Báo cáo Sáng kiến Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc

Chỉ thị số 40/2008/CT- BGD ĐT về việc phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cùng với Quyết định số 1299/QĐ - TTg ngày 3 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án: “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”. Trên cơ sở những văn bản chỉ đạo ấy, các Sở Giáo dục trong cả nước đã ban hành những văn bản chỉ đạo cụ thể về việc xây dựng kế hoạch: “Xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc”.

Việc xây dựng kế hoạch trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc đã trở thành mục tiêu, lý tưởng của tất cả các trường học, cấp học, lớp học trong cả nước. Khi xây dựng được trường học, lớp học hạnh phúc, chúng ta sẽ có được những sản phẩm con người đáp ứng được xu thế phát triển của thời đại. Tuy nhiên một thực tế hiện nay đang diễn ra đó là: Chất lượng công tác chủ nhiệm ở nhiều lớp học, trường học chưa cao, bầu không khí lớp chủ nhiệm luôn trong trạng thái căng thẳng, áp lực. Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh còn có nhiều khoảng cách. Trong các lớp chủ nhiệm còn tồn tại nhiều vấn đề không kịp xử lý như: bạo lực học đường, không duy trì được nề nếp, tình trạng bỏ học, bỏ giờ, có thái độ chưa tốt với các giáo viên giảng dạy bộ môn; niềm đam mê, hứng thú học tập giảm sút; tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong lớp học lỏng lẻo…

Bản thân tôi ra trường đã 8 năm, thực hiện công tác chủ nhiệm 7 năm, khi đứng trước nhiều đối tượng học trò với nhận thức, tính cách, hoàn cảnh sống khác nhau, tôi thật sự trăn trở: Làm như thế nào để xây dựng một môi trường học tập trong lớp học thực sự hạnh phúc, học sinh phải cảm thấy nó giống như một mái nhà chung và bản thân mỗi học trò là thành viên trong ngôi nhà ấy. Chính vì vậy, trong những năm tham gia công tác chủ nhiệm, tôi luôn khát khao và đặt ra mục tiêu: Xây dựng lớp học hạnh phúc.

doc 29 trang phandinh 13/06/2024 1790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc

Báo cáo Sáng kiến Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc
 MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................3
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.........................................................................4
1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết..................................................4
2. Biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ........................................5
2.1. Người giáo viên phải hiểu được khái niệm: thế nào là lớp học hạnh phúc, 
các tiêu chí để xây dựng lớp học hạnh phúc...........................................................5
2.2. Muốn xây dựng lớp học hạnh phúc, người giáo viên chủ nhiệm phải là người 
hạnh phúc và biết cách lan tỏa hạnh phúc tới học sinh. ...........................................7
2.3. Muốn xây dựng lớp học hạnh phúc, người giáo viên chủ nhiệm phải hướng 
dẫn học sinh tự tìm kiếm hạnh phúc và lan tỏa hạnh phúc tới những người bạn của 
mình...........................................................................................................................9
2.4. Phối kết hợp với các giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn để xây dựng các 
giờ học hạnh phúc, tạo động lực, môi trường để xây dựng lớp học hạnh phúc......12
2.5. Giáo viên cần biết lắng nghe, biết thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm, nắm bắt được 
tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.............................................................................13
2.6. Tạo niềm tin, sự tôn trọng và ghi nhận học trò, xây dựng các mối quan hệ tích 
cực. ..........................................................................................................................14
2.7. Xây dựng lớp học an toàn không có bạo lực học đường, kỷ luật tích cực, yêu 
thương......................................................................................................................14
3. Mô tả thực nghiệm.............................................................................................17
a. Mô tả cách thức thực hiện...................................................................................17
b. Kết quả đạt được .................................................................................................17
c. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm..................................................................18
4. Kết luận ..............................................................................................................19
5. Kiến nghị, đề xuất..............................................................................................20
a. Đối với tổ/ nhóm chuyên môn.............................................................................20
b. Đối với lãnh đạo nhà trường...............................................................................20
c. Đối với Phòng GD&ĐT, Sở giáo dục và Đào tạo...............................................20
PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................21
PHẦN IV : MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP...................22
PHẦN V : CAM KẾT...........................................................................................28
 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Chỉ thị số 40/2008/CT- BGD ĐT về việc phát động phong trào thi đua: “Xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cùng với Quyết định số 1299/QĐ 
- TTg ngày 3 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt 
Đề án: “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”. Trên 
cơ sở những văn bản chỉ đạo ấy, các Sở Giáo dục trong cả nước đã ban hành 
những văn bản chỉ đạo cụ thể về việc xây dựng kế hoạch: “Xây dựng trường học 
hạnh phúc, lớp học hạnh phúc”.
 Việc xây dựng kế hoạch trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc đã trở 
thành mục tiêu, lý tưởng của tất cả các trường học, cấp học, lớp học trong cả 
nước. Khi xây dựng được trường học, lớp học hạnh phúc, chúng ta sẽ có được 
những sản phẩm con người đáp ứng được xu thế phát triển của thời đại. Tuy 
nhiên một thực tế hiện nay đang diễn ra đó là: Chất lượng công tác chủ nhiệm ở 
nhiều lớp học, trường học chưa cao, bầu không khí lớp chủ nhiệm luôn trong 
trạng thái căng thẳng, áp lực. Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với học 
sinh còn có nhiều khoảng cách. Trong các lớp chủ nhiệm còn tồn tại nhiều vấn 
đề không kịp xử lý như: bạo lực học đường, không duy trì được nề nếp, tình 
trạng bỏ học, bỏ giờ, có thái độ chưa tốt với các giáo viên giảng dạy bộ môn; 
niềm đam mê, hứng thú học tập giảm sút; tinh thần đoàn kết giữa các thành viên 
trong lớp học lỏng lẻo
 Bản thân tôi ra trường đã 8 năm, thực hiện công tác chủ nhiệm 7 năm, khi 
đứng trước nhiều đối tượng học trò với nhận thức, tính cách, hoàn cảnh sống 
khác nhau, tôi thật sự trăn trở: Làm như thế nào để xây dựng một môi trường 
học tập trong lớp học thực sự hạnh phúc, học sinh phải cảm thấy nó giống như 
một mái nhà chung và bản thân mỗi học trò là thành viên trong ngôi nhà ấy. 
Chính vì vậy, trong những năm tham gia công tác chủ nhiệm, tôi luôn khát khao 
và đặt ra mục tiêu: Xây dựng lớp học hạnh phúc. Trong báo cáo chia sẻ ngày 
hôm nay, tôi xin phép được đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng công 
tác chủ nhiệm lớp học: “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc”.
 3 - Một số học sinh do lười học, không chăm chỉ, không chuyên cần hoặc chưa 
 nhận thức được nhiệm vụ học tập.
- Đặc biệt, những khó khăn chung hiện nay là đạo đức của các em đang xuống 
 cấp trầm trọng. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, với những trăn trở trước 
 tình hình trên, để góp chung tiếng nói trong công tác giáo dục hiện nay nên 
 tôi chọn đề tài này. Nhằm mong tạo được bước chuyển mới trong việc giáo 
 dục đạo đức, ý thức, lối sống thân thiện, giàu tình yêu thương, vui vẻ, để các 
 em thực sự: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.”
 Các biện pháp để thực hiện xây dựng lớp học hạnh phúc nhằm tạo ra cho các 
 em một không gian thân thiện: thân thiện giữa học sinh với học sinh, giữa 
 giáo viên với học sinh, giữa phụ huynh với giáo viên, thân thiện trong môi 
 trường học tập... Môi trường học tập thân thiện sẽ kích thích ở các em niềm 
 say mê học tập, các em thích đến trường, thích hòa mình vào các hoạt động 
 tập thể. Từ đó các em hình thành nhân cách con người mới trên nền tảng tri 
 thức và sự thân thiện. Mục tiêu nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo 
 dục hành vi, kĩ năng sống cho các em. Các em biết cách cư xử với bạn bè, 
 với thầy cô, với người thân, với xã hội.
 2. Biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm
 Để xây dựng lớp học hạnh phúc, người giáo viên cần thực hiện những yêu cầu 
 sau:
 2.1. Người giáo viên phải hiểu được khái niệm: thế nào là lớp học hạnh 
 phúc, các tiêu chí để xây dựng lớp học hạnh phúc.
 2.1.1. Khái niệm: Lớp học hạnh phúc.
 Giáo sư Hà Vĩnh Thọ (Nguyên Giám đốc Trung tâm Tổng hạnh phúc 
 Quốc gia Bhutan) đã nói: “Có thể hiểu, trường học hạnh phúc là nơi không 
 có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có 
 những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng nhà giáo và học 
 sinh. Trường học hạnh phúc là nơi để thầy cô và các em học sinh có cơ hội 
 gần gũi, giao tiếp với nhau thông qua sự sẻ chia, thấu cảm và yêu thương; 
 5 2.2. Muốn xây dựng lớp học hạnh phúc, người giáo viên chủ nhiệm phải là 
người hạnh phúc và biết cách lan tỏa hạnh phúc tới học sinh.
 Có thể nói, người giáo viên chủ nhiệm có sức lan tỏa đặc biệt tới tất cả các 
học sinh trong lớp, giáo viên chủ nhiệm được coi là người mẹ thứ 2 trong lòng 
học trò. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải thật sự hạnh phúc và biết cách lan tỏa 
hạnh phúc tới mọi người. Vậy, lan tỏa hạnh phúc bằng cách nào?
 2.2.1. Xác định mục tiêu giáo dục là giáo dục, phát triển học sinh một cách 
toàn diện trong khả năng của các em.
 Người giáo viên không nên quá kỳ vọng vào học trò, điều quan trọng nhất là 
phải xác định chính xác khả năng của từng học sinh để từ đó đặt ra mục tiêu phù 
hợp. Muốn phát huy được năng lực của học sinh cần đặt học sinh vào môi 
trường học tập có sự khích lệ. Về phần này, tôi thường lựa chọn cách sau đây:
 2.2.2. Giáo viên và học sinh cùng tìm kiếm hạnh phúc từ những điều nhỏ bé.
 - Cả người giáo viên và học sinh cần xác định tư tưởng: Luôn luôn hướng tới 
những điều tốt đẹp, những việc làm tốt như: Hướng dẫn bạn ngồi bên cạnh bài 
khó, nhắc nhở bạn giữ gìn nề nếp, chia sẻ với bạn những cách học tập, cuốn sách 
hay; đặt mình vào vị trí của bạn (hoặc giáo viên đặt mình vào vị trí của học trò); 
biết cách nói lời xin lỗi.
 7 nhất: Học tập tốt hơn; thứ 2: Khẳng định mình bằng cách cạnh tranh, bắt nạt, 
bạo lực học đường. Là một giáo viên chủ nhiệm, chúng ta cần nắm bắt được 
điều này bằng cách chia sẻ với các em những tâm tư, nguyện vọng, giảm áp lực 
bằng cách đưa ra những yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh.
2.3. Muốn xây dựng lớp học hạnh phúc, người giáo viên chủ nhiệm phải 
hướng dẫn học sinh tự tìm kiếm hạnh phúc và lan tỏa hạnh phúc tới những 
người bạn của mình.
 2.3.1. Hướng dẫn học sinh biết cách tự tìm kiếm hạnh phúc.
 9 2.3.2. Hướng dẫn học sinh biết cách lan tỏa hạnh phúc.
 - Hãy khích lệ học sinh: Mỗi ngày tới trường, hãy làm một việc tốt. Nó đơn 
thuần có thể là: giữ gìn vệ sinh lớp học, trường học. Giúp đỡ bạn khi gặp bài khó 
hay sẵn sàng chia sẻ với người bạn của mình về những khó khăn của bản thân 
trong cuộc sống, trong học tập. Lắng nghe suy nghĩ của người bạn bên cạnh 
cũng là một việc tốt. Hăng hái phát biểu xây dựng bài cũng là một việc tốt, là 
một cách tạo ra niềm hạnh phúc.
 - Đặt ra mục tiêu học tập cho bản thân, cho nhóm học tập, tích cực, chủ động 
tham gia các hoạt động học cũng chính là cách lan tỏa hạnh phúc.
 - Biết xin lỗi và biết tha thứ. Hãy nói lời xin lỗi nếu thấy mình chưa đúng và 
hãy biết rộng lòng tha thứ trước lỗi lầm của những người bạn. Cùng bỏ qua lỗi 
lầm để xây dựng những mối quan hệ bền chặt trong lớp học.
 - Hướng dẫn học sinh: Nếu có xảy ra mâu thuẫn thì hãy cùng ngồi lại, hãy 
cùng đưa ra giải pháp, hãy giải quyết bằng tình yêu thương, sự tha thứ
 11

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh_phu.doc