Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy

1/ Thuận lợi

- Được Ban giám hiệu quan tâm và đã tạo mọi điều kiện để tôi làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.

- Bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp nhiều năm, luôn nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu.

- Đa số học sinh có lối sống, đạo đức tốt; học đúng độ tuổi và có đủ đồ dùng học tập.

- Đa số cha mẹ học sinh quan tâm tới việc học của con mình.

2/ Khó khăn

- Một số phụ huynh coi việc giáo dục trẻ là bổn phận và trách nhiệm của nhà trường mà đặc biệt là của giáo viên chủ nhiệm. Mặt khác vài gia đình gửi con ở với ông bà để tiện việc đi làm ăn xa nên việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia

đình gặp nhiều khó khăn.

- Học sinh của lớp được lựa chọn ở nhiều lớp trong năm học trước (lớp 3) nên chưa có nề nếp cũng như hoạt động và cách sinh hoạt chung.

- Bên cạnh đó, các em còn nhỏ nên ý thức tự học, tự chấp hành nội quy chưa cao.

doc 10 trang phandinh 08/05/2024 1200
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy

Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
 đình gặp nhiều khó khăn. 
 - Học sinh của lớp được lựa chọn ở nhiều lớp trong năm học trước (lớp 3) nên 
chưa có nề nếp cũng như hoạt động và cách sinh hoạt chung.
 - Bên cạnh đó, các em còn nhỏ nên ý thức tự học, tự chấp hành nội quy chưa cao.
 II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Để làm tốt công tác chủ nhiệm, tôi đã tiến hành một số biện pháp như sau:
 1/ Đối với công tác tổ chức lớp
 Lớp tôi đi vào nền nếp ngay từ đầu năm học từ những việc cụ thể như:
 a) Xây dựng nội quy lớp học: 
 - Tôi cho mỗi em tự viết nội quy về những điều mà em cần thực hiện (chỉ có tự 
mình viết ra thì mới nhớ), sau đó mỗi em tự đọc to lên cho cả lớp cùng nghe. Tiếp 
theo tôi cùng cả lớp thảo luận về nội quy của các bạn đưa ra, tất cả các em đều được 
tham gia ý kiến, các em cùng nhau trao đổi xem có điểm nào thấy khó thực hiện tôi sẽ 
giải thích và giúp các em làm tốt hơn. 
 - Cuối cùng tôi chốt lại nội quy của lớp.
 Ví dụ:
 1, Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học phải xin phép (phụ huynh gặp trực tiếp hoặc 
 gọi điện thoại cho giáo viên).
 2, Trong giờ học trật tự nghe giảng bài, chú ý phát biểu xây dựng bài, không 
 làm việc riêng, có ý thức tự học và hoàn thành nhiệm vụ học tập (ở lớp và ở nhà).
 3, Lễ phép, kính trọng, vâng lời thầy, cô giáo, cha mẹ, người lớn tuổi; đoàn kết, 
giúp đỡ bạn bè; thương yêu các em nhỏ.
 4, Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, biết giữ vệ sinh cá nhân và tham gia làm tốt vệ 
sinh trường lớp. 
 5, Không nói tục, chửi thề, đánh nhau.
 6, Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường và lớp tổ chức.
 7, Biết bảo vệ và giữ gìn của công. Không viết, vẽ bẩn lên bàn, ghế, bảng, 
tường.
 2 + Lớp phó học tập: phối hợp với lớp trưởng tổ chức sửa bài tập hoặc tư vấn về 
học tập cho các bạn trong khả năng của mình; kiểm tra việc học tập, chuẩn bị sách vở 
của các tổ trưởng, tổ phó.
 + Lớp phó văn nghệ: tổ chức hát văn nghệ đầu giờ cho các bạn,...
 + Lớp phó lao động: Kiểm tra và nhắc nhở các tổ thực hiện vệ sinh trường, lớp 
(theo quy định công trình, phần việc).
 + Tổ trưởng: Điều hành công việc chung, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các hoạt 
động hàng ngày của tổ. 
 Ví dụ: Kiểm tra việc học, chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập, học bài, viết bài ở 
nhà, thực hiện công trình phần việc 
 + Tổ phó: Cùng với tổ trưởng điều hành công việc của tổ mình.
 - Cuối cùng tiến hành phát động thi đua giữa các tổ và yêu cầu Ban cán sự lớp 
thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, ghi vào sổ theo dõi hàng này để đến tiết sinh hoạt 
cuối tuần (hàng tuần) báo cáo cũng như xét thi đua giữa các tổ.
 2/ Đối với giáo viên chủ nhiệm 
 a) Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm:
 - Vì mỗi năm được phân công chủ nhiệm một lớp nên tôi phải tìm hiểu để nắm 
được năng lực học tập, sở trường của từng cá nhân, hoàn cảnh gia đình của từng em 
bằng cách: Tìm hiểu thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên cũ và từ học sinh trong lớp 
cũng như qua phụ huynh các em. 
 - Tiến hành phân loại đối tượng, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm và thực hiện. 
Trong quá trình thực hiện tôi sẽ vận dụng linh hoạt các biện pháp và thay đổi phù hợp 
với thực tế sự chuyển biến của học sinh để đạt hiệu quả cao. 
 b) Rèn cho học sinh ý thức tự học:
 - Ở lớp: Trong giờ học, lắng nghe thầy (cô) giảng bài, chú ý phát biểu xây dựng 
bài và thực hiện các hoạt động học tập theo yêu cầu của thầy (cô). Ngoài ra còn phối 
hợp đôi bạn học tập để trao đổi bài, giúp nhau cùng học tốt. Trong từng tiết học nếu 
chưa hiểu bài thì hỏi bạn hoặc thầy (cô) kịp thời và phù hợp.
 4 học sinh không kém phần quan trọng. Học sinh năng khiếu được xem là phong trào 
mũi nhọn của ngành. Tôi rất chú trọng phong trào “Giữ vở sạch – viết đúng, viết đẹp” 
do nhà trường phát động. Ngay từ đầu năm học, tôi đã triển khai phong trào với học 
sinh lớp tôi, nhằm rèn luyện cho các em có ý thức giữ gìn cẩn thận sách vở, rèn chữ 
viết sạch đẹp trước tiên góp phần nâng cao kết quả học tập, sau đó dự thi các 
cấp. Hướng dẫn, nhắc nhỡ cũng như kiểm tra việc các em luyện tập hàng ngày. Việc 
luyện chữ phải được tiến hành một cách đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà. Khi học sinh 
luyện tập viết chữ, tôi chú ý uốn nắn để các em cầm bút đúng, ngồi đúng tư thế và rèn 
luyện tùng nét chữ cho đều, đẹp. 
 e) Phối hợp với gia đình học sinh
 Tôi thường xuyên liên hệ, trao đổi với cha mẹ học sinh để cùng phối hợp giáo 
dục, động viên giúp đỡ kịp thời từng học sinh. Trao đổi bằng nhiều hình thức như: 
họp định kỳ, gặp trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại. 
 Yêu cầu cha mẹ học sinh quản lý việc con tự học ở nhà cũng như nhắc nhỡ, 
đảm bảo cho con mình thực hiện tốt “Phong trào tiếng kẻng học bài”.
 Trao đổi thường xuyên với cha mẹ học sinh những em trong đội tuyển chữ đẹp 
nhằm tạo sự đồng thuận và quan tâm của họ về việc rèn chữ viết của con mình.
 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 - Với những biện pháp nêu trên, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tư của mình đã 
đạt được kết quả tốt. Học sinh của lớp tôi rất có nề nếp; đa số các em có ý thức, kỉ luật 
biết chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường; có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau 
trong học tập và có ý thức tự học. Biết phê và tự phê bình, thi đua học tập rất sôi nổi 
ngay trong từng giờ học. Giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ thực sự hữu ích với các em vì 
đó chính là giờ tự học, tự kiểm tra rất có kết quả. Các em mạnh dạn trình bày ý kiến 
và mong muốn của mình trước tập thể. Tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng 
tham gia các phong trào của lớp, của trường. Ban cán sự lớp thực sự năng động hơn. 
Học sinh của lớp giờ rất ngoan, chăm học, yêu trường, mến lớp và rất nghe lời thầy cô 
và cha mẹ. Không nói tục, chửi thề, biết chào hỏi thầy cô, lễ phép với người lớn... biết
 6 Khoa học 32 94.12 02 5.88
 LS & ĐL 34 100
 Tiếng Anh 34 100
 Tin học 34 100
 Hoàn thành tốt Hoàn thành
 Môn
 T. số T. L % T. số T. L %
 Đạo đức 34 100
 Âm nhạc 34 100
 Mỹ thuật 34 100
 Kỹ thuật 34 100
 Thể dục 34 100
 + Về năng lực: mức độ Tốt: 100% 
 + Về phẩm chất: mức độ Tốt: 100%
 + Hoàn thành chương trình lớp học: 34 em, tỷ lệ: 100%
 + Khen thưởng: 31 em, tỷ lệ: 91.18%
 + Về phong trào: tập thể lớp được Hiệu trưởng nhà trường tặng giấy khen 
“Phong trào Nhà vệ sinh là nơi sạch đẹp của trường em” và “Phong trào Mùa xuân là 
tết trồng cây”. Tập thể lớp luôn được nhận cờ hạng Nhất thi đua hàng tuần.
 + Học sinh thi “Giữ vở sạch – viết đúng, viết đẹp”: cấp trường đạt 09/09 em (03 
giải Nhất, 02 giải Nhì, 02 giải Ba, 02 giải Khuyến khích), cấp thị xã đạt 06/06 em (03 
giải Nhì, 02 giải Ba, 01 giải Khuyến khích) và 03 em được chọn dự thi cấp tỉnh.
 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
 - Điều quan trọng để thực hiện hiệu quả công tác của người giáo viên chủ nhiệm
 là tình yêu trẻ, tâm huyết với nghề, phải có trình độ chuyên môn, sự mẫu mực, sáng 
tạo trong phương pháp để thu hút học sinh, phải dạy dỗ bằng cả nhiệt huyết của mình 
“tất cả vì học sinh thân yêu”. Phải hiểu đặc điểm, tình hình, hoàn cảnh từng học sinh.
 8 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT 
DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP 
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THỊ XÃ
 10

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_trong_cong_tac_chu_nhiem.doc