Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp tích cực để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học tại tỉnh Vĩnh Phúc

Như chúng ta thấy với hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay của nước ta thì bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, sự thành công của giáo dục Tiểu học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển và chất lượng của các bậc học tiếp theo.

Trong trường tiểu học, giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò hết sức quan trọng trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Nói một cách khác thì giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học là linh hồn của lớp học, là người lĩnh xướng của dàn nhạc giao hưởng hình thành nhân cách toàn vẹn cho thế hệ trẻ.

Vì sao lại như vậy? Bởi gần như các giáo viên tiểu học đều làm công tác chủ nhiệm lớp, từ trước đến nay chưa có sách vở hoặc tài liệu nào có thể định nghĩa rõ thế nào là công tác chủ nhiệm. Có thể qua quá trình làm công tác này, chúng ta tạm thấy: Công tác chủ nhiệm lớp là hệ thống những kế hoạch, những biện pháp mà người giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình do nhà trường, Đoàn, Đội, Hội đưa ra.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có thể vẫn còn một số giáo viên là thiếu kinh nghiệm hoặc sử dụng phương pháp giáo dục thiếu linh hoạt, hoặc quá trình thực hiện thiếu liên tục và thiếu sự nhiệt tình nên chất lượng giáo dục ở từng lớp có sự chênh lệch rõ rệt, đâu đó vần còn một số học sinh chất lượng văn hoá và đạo đức chưa cao.

Là một giáo viên công tác ở trường tiểu học, nhiều năm làm công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp, gắn bó với nhà trường, với học sinh. Tôi đã có một số thành tích nhất định trong công tác chủ nhiệm lớp, tôi muốn đem những hiểu biết của mình cùng trao đổi và chia sẻ với đồng nghiệp để giúp mọi người làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.

doc 35 trang phandinh 24/05/2024 1520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp tích cực để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học tại tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp tích cực để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học tại tỉnh Vĩnh Phúc

Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp tích cực để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học tại tỉnh Vĩnh Phúc
 PHÒNG GD&ĐT VĨNH YÊN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÔ QUYỀN
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Một số biện pháp tích cực để làm tốt công tác chủ 
nhiệm lớp trong trường tiểu học tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Tác giả sáng kiến:Đặng Thị Phượng
 Ngô Quyền, năm 2019 4.1.2. Nội dung nghiên cứu
 4.1.3. Phương pháp nghiên cứu thực trạng
 4.1.4. Địa bàn và khách thể khảo sát
 a. Địa bàn
 b. Khách thể khảo sát
 4.1.5. Kết quả thực trạng công tác chủ nhiệm lớp
 4.2. Một số biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong trường 
 tiểu họctại tỉnh Vĩnh Phúc
 4.2.1. Kế hoạch hóa công tác chủ nhiệm
 4.2.2. Tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp 
 4.2.3. Chú trọng giáo dục kỹ năng sống và khả năng thích ứng của 
 học sinh
 4.2.4. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài 
 nhà trường
 4.2.5. Đổi mới việc kiểm tra đánh giá trong công tác chủ nhiệm
 4.2.6.Tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường hàng 
 năm
 4.2.7. Đặt mục tiêu trong công tác thi đua, khen thưởng
 4.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến
 4.3.1. Tại lớp tôi trực tiếp chủ nhiệm
 a. Công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi
 b. Nề nếp học sinh
 c. Kết quả giáo dục toàn diện
 4.3.2. Tại một số trường tiểu học trong tỉnh Vĩnh Phúc
 5. Điều kiện áp dụng: Học sinh bậc tiểu học.
 6. Khả năng áp dụng: Sáng kiến này có thể được áp dụng tại các trường 
tiểu học trên địa bàn cả tỉnh vĩnh Phúc.
 7. Hiệu quả đạt được: Trong năm học 2018- 2019, sáng kiến kinh 
nghiệm này đã được dùng làm tài liệu về Công tác chủ nhiệm lớp 5A4 của BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu
 Như chúng ta thấy với hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay của nước ta 
thì bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, sự thành công của giáo dục Tiểu học có ý 
nghĩa to lớn đối với sự phát triển và chất lượng của các bậc học tiếp theo. 
 Trong trường tiểu học, giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò hết sức quan 
trọng trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, trong việc hình thành và phát 
triển nhân cách học sinh. Nói một cách khác thì giáo viên chủ nhiệm lớp trong 
trường tiểu học là linh hồn của lớp học, là người lĩnh xướng của dàn nhạc giao 
hưởng hình thành nhân cách toàn vẹn cho thế hệ trẻ.
 Vì sao lại như vậy? Bởi gần như các giáo viên tiểu học đều làm công tác 
chủ nhiệm lớp, từ trước đến nay chưa có sách vở hoặc tài liệu nào có thể định 
nghĩa rõ thế nào là công tác chủ nhiệm. Có thể qua quá trình làm công tác này, 
chúng ta tạm thấy: Công tác chủ nhiệm lớp là hệ thống những kế hoạch, những 
biện pháp mà người giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực 
hiện tốt những nhiệm vụ của mình do nhà trường, Đoàn, Đội, Hội đưa ra.
 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có thể vẫn còn một số giáo viên là 
thiếu kinh nghiệm hoặc sử dụng phương pháp giáo dục thiếu linh hoạt, hoặc quá 
trình thực hiện thiếu liên tục và thiếu sự nhiệt tình nên chất lượng giáo dục ở 
từng lớp có sự chênh lệch rõ rệt, đâu đó vần còn một số học sinh chất lượng văn 
hoá và đạo đức chưa cao.
 Là một giáo viên công tác ở trường tiểu học, nhiều năm làm công tác giảng 
dạy, công tác chủ nhiệm lớp, gắn bó với nhà trường, với học sinh. Tôi đã có một 
số thành tích nhất định trong công tác chủ nhiệm lớp, tôi muốn đem những hiểu 
biết của mình cùng trao đổi và chia sẻ với đồng nghiệp để giúp mọi người làm 
tốt công tác chủ nhiệm lớp.
 Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp tích cực 
để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học tại tỉnh Vĩnh Phúc”.
 2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp tích cực đểlàm tốt công tác chủ 
nhiệm lớp trong trường tiểu học tại tỉnh Vĩnh Phúc.
 3. Tác giả sáng kiến
 - Họ và tên: Đặng Thị Phượng - Phương pháp phỏng vấn
 7.1.4. Địa bàn và khách thể khảo sát
 a. Địa bàn
 Tại 6 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
 b. Khách thể khảo sát
 - Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng 6 trường tiểu học: 12 người
 - Giáo viên chủ nhiệm của 6 trường tiểu học: 6 người
 - Học sinh của 6 trường tiểu học: 30 em
 - Cha mẹ học sinh của 6 trường tiểu học: 24 người
 7.1.5. Kết quả thực trạng công tác chủ nhiệm lớp
 Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi kết hợp phỏng vấn và quan 
sát kết quả thu được như sau:
 Bảng 1: Bảng khảo sát thực trạng lập kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm 
 trước khi áp dụng sáng kiến
 Mức độ
 Đối tượng 
 TT Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
 khảo sát
 SL % SL % SL % SL %
 1 Cán bộ QL 3 25 4 33,3 4 33,3 1 8,3
 2 Giáo viên CN 2 33,3 2 33,3 1 16,7 1 16,7
 Bảng 2: Bảng khảo sát về thực trạng bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kĩ năng chủ 
 nhiệm lớp trước khi áp dụng sáng kiến
 Mức độ đạt được
 Đối tượng 
 TT Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
 khảo sát
 SL % SL % SL % SL %
 1 Cán bộ QL 4 33,3 3 25 3 25 2 16,7
 2 Giáo viên CN 1 16,7 3 50 2 33,3 0 0 + Nhiều giáo viên chủ nhiệm còn trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề, nên kinh 
nghiệm và phương pháp công tác chủ nhiệm lớp còn nhiều hạn chế. Tuy công 
tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đã được quan tâm nhưng cách triển khai chưa 
hiệu quả, nặng hình thức, chưa đi vào thực chất.
 + Môi trường kinh tế, xã hội ngày càng phức tạp đã làm ảnh hưởng rất 
nhiều đến môi trường giáo dục, có tác động xấu đến học sinh như phim ảnh, trò 
chơi điện tử,Dẫn đến tình trạng học sinh lười học, chán học, ham chơi.Học 
sinh thiếu các kĩ năng cần thiết.Chính vì vậy người giáo viên chủ nhiệm mất rất 
nhiều thời gian và công sức dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên không muốn làm 
chủ nhiệm.
 + Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn; sự quan 
tâm của các cấp lãnh đạo còn chưa được thường xuyên và kịp thời; cha mẹ học 
sinh có nhiều tầng lớp khác nhau, một số không ít cha mẹ học sinh nhìn nhận và 
đánh giá về thầy cô giáo chưa khách quan, chưa có sự cảm thông, thường không 
muốn hoặc không cộng tác với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp dẫn đến 
sự phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn gặp nhiều 
khó khăn.
 + Một số giáo viên không chịu đổi mới, quen với lối đánh giá cũ chưa 
khoa học, chưa phù hợp, chưa động viên được tất cả các đối tượng học sinh, 
chưa chỉ ra được điểm yếu, điểm cần khắc phục của học sinh. Chính vì vậy nên 
việc kiểm tra, đánh giá học sinh chưa đạt được hiệu quả cao.
 + Còn hiện tượng giáo viên có suy nghĩ làm cho xong việc, cho xong 
nhiệm vụ, không tích cực tham gia các hoạt động chung của nhà trường... nên 
không quan tâm đến thi đua, khen thưởng, không cần phấn đấu mà chỉ cốt làm 
cho xong việc của mình,
 7.2. Một số biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong 
trường tiểu họctại tỉnh Vĩnh Phúc
 7.2.1. Kế hoạch hóa công tác chủ nhiệm
 a. Mục đích và ý nghĩa 4. Những vấn đề đi sâu rút kinh nghiệm;
 5. Điều chỉnh kế hoạch;
 6. Kế hoạch từng tháng (dự kiến: nội dung, phân công, thời gian);
 7. Kế hoạch sơ kết học kỳ;
 8. Kế hoạch tổng kết năm học;
 9. Kế hoạch hoạt động hè.
 Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch.
 Sau khi kế hoạch được duyệt với Ban giám hiệu nhà trường thìgiáo viên 
chủ nhiệm cần: 
 - Xác định chương trình hoạt động một cách cụ thể, rõ ràng; 
 - Tổ chức các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra một cách thường xuyên;
 - Quan tâm giúp đỡ những học sinh còn lúng túng. Sau mỗi đợt hoạt 
động thi đua cần có tổng kết động viên, khen thưởng kịp thời, uốn nắn những sai 
lệch trong quá trình thực hiện;
 - Theo dõi, kiểm tra thường xuyên bổ sung, điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết). 
 Bước 4: Kiểm tra đánh giá
 - Đánh giá của giáo viên chủ nhiệm phải công bằng, khách quan, không 
thiên vị, kích thích phong trào thi đua tích cực; 
 - Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, nhiều luồng thông tin 
đánh giá, công khai trên bảng xếp loại của lớp.
 - Tiêu chí đánh giá phải được lượng hóa, cụ thể rõ ràng.
 Để kế hoạch mang lại hiệu quả cao, người giáo viên chủ nhiệm phải biết 
cách quản lý theo hướng tiếp cận hệ thống và logic khoa học. Điều đó sẽ làm 
cho hoạt động của người giáo viên được nhịp nhàng, hiệu quả, đáp ứng được 
yêu cầu của công tác chủ nhiệm lớp.
 d. Điều kiện thực hiện biện pháp
 Người giáo viên chủ nhiệm trước hết phải thực hiện theo kế hoạch chung 
của nhà trường, bám sát vào Nhiệm vụ năm học từ đó có thể xây dựng kế hoạch 
cụ thể lớp của mình chủ nhiệm một cách chính xác và phù hợp. - Lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng thích hợp với từng 
giai đoạn trong năm học, tăng hứng thú, phát huy tính tích cực cho người được 
bồi dưỡng như: 
 + Bồi dưỡng ngay tại trường;
 + Hoàn thiện các văn bằng, chứng chỉ như: Đại học, sau Đại học, chứng 
chỉ tin học, chứng chỉ ngoại ngữ,
 + Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, đưa nội dung công tác chủ nhiệm 
lớp vào nội dung sinh hoạt để giáo viên cùng bàn bạc thống nhất việc xử lý tình 
huống sư phạm khó, quản lý học sinh sao cho hiệu quả hay là làm thế nào để xây 
dựng đội tự quản lớp tích cực
 + Học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp;
 + Thăm quan học tập những trường điểm, những cá nhân tiêu biểu xuất 
sắc trong công tác chủ nhiệm lớp;
 + Tham gia thi giáo viên chủ nhiệm giỏi;
 + Hội thảo, viết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm 
lớp;
 + Coi trọng công tác thi đua khen thưởng; 
 Bước 2: Tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng theo kế hoạch
 - Giáo viên chủ nhiệm tự nghiên cứu tài liệu; có thể trao đổi, thảo luận và 
chuẩn bị nội dung đã nghiên cứu được, truy cập internet để cập nhật thông tin và 
kiến thức kỹ năng về công tác chủ nhiệm lớp tăng cường chất lượng các buổi sinh 
hoạt chuyên môn đưa nội dung về về công tác chủ nhiệm lớp vào sinh hoạt
 - Giáo viên chủ nhiệm học cách xử lý tình huống sư phạm khó, mới nảy 
sinh, kinh nghiệm quản lý học sinh, phương pháp giáo dục học sinh cá biệt, 
khuyết tật; phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục ngoài 
nhà trường
 - Tích cực tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và ứng dụng những kiến 
thức kỹ năng được bồi dưỡng vào thực tế chủ nhiệm lớp sao cho hiệu quả. 
 Bước 3: Áp dụng nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm 
lớp và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bồi dưỡng. 

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_tich_cuc_de_lam_tot_cong.doc