Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và quản lý học sinh trong công tác chủ nhiệm Lớp 12 ở trường THPT
Trong tất cả các lĩnh vực, nhân tố con người sẽ quyết định cho mọi sự thành công hay thất bại. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người". Đảng ta đã xác định con người là tài sản quý giá và quan trọng nhất, là nguồn lực lớn và cần thiết đối với quốc gia dân tộc. Trên cơ sở đó, ngành giáo dục đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động và người thầy đóng vai trò quyết định cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, tiếp cận với những tiến bộ về khoa học – công nghệ đòi hỏi đòi hỏi người giáo viên không ngừng tìm tòi, học hỏi, trau dồi tri thức để tiếp cận sự đổi mới trong phương pháp giáo dục và quản lý lớp học. Người phục vụ trong ngành giáo dục phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình là sự nghiệp trồng người. Người thầy là những người phục vụ trực tiếp trong lĩnh vực giáo dục để đào tạo, rèn luyện cho thế hệ trẻ, trong đó giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng đối với các cấp học nhất là cấp học phổ thông.
Giáo viên là những người được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ chuyên môn đồng thời còn được trang bị đầy đủ kỹ năng trong việc giáo dục nhân cách học sinh nhất là thông qua công tác chủ nhiệm nhằm giúp học sinh phát triển một cách toàn diện. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, họ còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh phấn đấu trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức, tác phong. Tuy nhiên, mỗi giáo viên có năng khiếu, sở trường riêng, về chuyên môn phần lớn đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nhưng về kỹ năng quản lý, giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm thì chắc không phải ai cũng làm tốt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và quản lý học sinh trong công tác chủ nhiệm Lớp 12 ở trường THPT
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và quản lý học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 12 ở trường THPT. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chủ nhiệm (16)/THPT. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 28 tháng 8 năm 2019 đến ngày 15 tháng 8 năm 2020 4. Tác giả: Họ và tên: Ninh Thị Thuận Năm sinh: 05/06/1988 Nơi thường trú: Trực Đạo – Trực Ninh – Nam Định Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Hóa học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THPT C Nghĩa Hưng Điện thoại: 01686954716 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đồng tác giả: không 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THPT C Nghĩa Hưng Địa chỉ: Thị trấn Rạng Đông – Nghĩa Hưng – Nam Định Điện thoại 03503873162 2 em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với những kinh nghiệm 7 năm trong nghề , tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và quản lý học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 12 ở trường THPT.” I.2. Mục đích nghiên cứu Tôi chọn đề tài này vừa để trao đổi kinh nghiệm, vừa để có điều kiện nghiên cứu kĩ lưỡng, sâu sắc hơn về các biện pháp giáo dục lớp chủ nhiệm. I.3. Nhiệm vụ của đề tài: Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận và thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp 12 ở trường trung học phổ thông. Tiến hành thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính hiệu quả và khả thi của đề tài. I.4. Đối tượng nghiên cứu Học sinh các lớp chủ nhiệm những năm học trước và học sinh lớp 12A4 năm học 2019- 2020. I.5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa để tổng quan cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài. - Sử dụng phương pháp điều tra cơ bản để tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp 12. - Phương pháp khảo sát: khảo sát việc vận dụng phương pháp tổ chức, quản lý của một số đồng nghiệp. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu kết quả tu dưỡng rèn luyện nói chung ở những tập thể lớp có được sự quan tâm chú trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp so với các lớp chưa được giáo viên chủ nhiệm quan tâm phát huy. - Phương pháp thực nghiệm: trực tiếp vận dụng phương pháp tổ chức, quản lý ở lớp chủ nhiệm. Từ đó đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các đề tài. - Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả TNSP. I.6. Cái mới của đề tài Nghiên cứu công tác chủ nhiệm lớp 12 – THPT với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý học sinh có hiệu quả. Trong khuôn khổ đề tài này, tôi nêu ra một số biện pháp hữu hiệu, khả thi về công tác chủ nhiệm, tạo điều kiện cho phong trào thi đua của lớp vào nề nếp, khuôn khổ, phát huy tính tích cực của học sinh và tinh thần làm chủ tập thể, tự quản của học sinh. 4 những phụ huynh khi được giáo viên chủ nhiệm gọi điện về thông báo tình hình của con em mình thì trả lời ngay với giáo viên là thầy muốn đuổi nó thì đuổi. Cũng có không ít phụ huynh buông xuôi, bỏ mặc rồi nói những lời thiếu tôn trọng giáo viên chủ nhiệm. II.1.2. Đặc điểm học sinh lớp 12A4. ❖ Thuận lợi - Bản thân tôi đã có 7 năm công tác trong ngành và cũng là 6 năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp. Có lòng yêu nghề, quí mến học sinh và luôn luôn học hỏi đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm. - Đa số học sinh ngoan hiền, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức. - Học sinh trong lớp có ý thức xây dựng tập thể lớp đoàn kết. - Luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục học sinh. ❖ Khó khăn - Trường nằm ở vùng quê nghèo của huyện, đa số học sinh là con em nông dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. (Có học sinh còn phải bươn trải kiếm sống để nuôi bản thân và còn nuôi mẹ và em nhỏ - Em Trịnh Thị Xuân).- Có nhiều học sinh sống ở địa bàn cách xa trường trên 10 km (Em Dương, Mai, Thùy, Thuyên). - Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình éo le (Mẹ em Dương mới mất cuối năm 2019, bố bệnh tim, nhà có 4 anh chị em đi học trong đó em Dương lớn nhất và em nhỏ nhất mới có 14 tháng tuổi. Bố em Mai cũng đột ngột mất cùng tháng với mẹ em Dương, gia đình hoàn cảnh khó khăn) - Tuy phụ huynh rất quan tâm đến con em mình về việc học tập, nề nếp song vì bận rộn công việc, hoặc không đủ trình độ để kèm cặp con nên nhiều gia đình đã không thể kèm cặp con em mình một cách tốt nhất. - Lớp có nhiều học sinh nữ (19/35) nên cũng có những phức tạp, đặc biệt các em đang ở tuổi mới lớn. - Tinh thần tự học, tự rèn luyện của một số học sinh yếu còn chưa tốt (Em Khảm, em Chuẩn, em Hà) II.1.3. Tính cấp thiết của đề tài. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả của công tác chủ nhiệm, có nguyên nhân là chủ quan như điều kiện kinh tế của gia đình học sinh; độ tuổi của học sinh; địa bàn sinh sống của học sinh. Cũng có những nguyên nhân là khách quan như: nhận thức của gia đình học sinh đối với việc học của con cái; tính cách ham chơi và nhận thức chậm của các đối tượng học sinh, địa bàn sinh sống của học sinh luôn tiềm ẩn nhiều trò chơi, lôi kéo, cám dỗ các em (xung quanh khu vực trường học có rất nhiều hàng quán và các quán internet). 6 - Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp. - Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm. - Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh; - Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. * Quyền hạn: Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các quyền hạn của giáo viên bộ môn, còn có những quyền hạn sau đây: - Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình. - Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình. - Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm. - Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp. Như vậy, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ rất lớn, là người thay mặt nhà trường quản lý trực tiếp quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. Họ vừa là nhà giáo dục, người quản lý, người tổ chức, người tư vấn và nuôi dưỡng các ước mơ, khát vọng của tập thể cũng như từng cá nhân học sinh. Họ là người chịu trách nhiệm đối với kết quả giáo dục và học tập của học sinh. Có thể nói người giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh, họ vừa là người đại diện, là cầu nối giữa nhà trường - cha mẹ - cộng đồng - các giáo viên khác trong trường với học sinh. Do vậy, vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT rất quan trọng. Xuất phát từ đó, người giáo viên chủ nhiệm phải có cách thức tổ chức lớp và đưa ra những biện pháp quản lý, giáo dục hợp lý, có hiệu quả để thúc đẩy cá nhân học sinh và tập thể lớp đi lên. Với vị trí vai trò và nhiệm vụ như vậy, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm cần có phẩm chất và năng lực, không ngừng học tập tích lũy kinh nghiệm để làm công tác chủ nhiệm có hiệu quả. II.2.2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. II.2.2.1. Khảo sát đối tượng học sinh của lớp mình để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp a. Khảo sát học sinh: Thông thường ở trường THPT C Nghĩa Hưng, giáo viên chủ nhiệm thường chủ nhiệm hết khóa. Nhưng dù chủ nhiệm theo năm hay theo khóa, theo tôi, giáo 8 Thông qua bản lý lịch này kết hợp với hồ sơ, học bạ của học sinh, các bạn trong lớp, tôi đã nắm bắt tình hình cụ thể ngay từ đầu năm, phương hướng phát triển của lớp và kịp thời tìm ra giải pháp quản lý lớp. Việc làm này không chỉ giúp tôi hiểu rõ hơn hoàn cảnh của từng em, mà thông qua đó có biện pháp giáo dục thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. b. Từ việc khảo sát, có thể phân loại đối tượng học sinh để có những kế hoạch giáo dục cụ thể. * Với những học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (bố mẹ li hôn, bố mẹ khuyết tật, là con ngoài giá thú): Giáo viên chủ nhiệm phải trao đổi với giáo viên bộ môn để các thầy cô quan tâm, có thái độ, lời nói đúng mực, tránh việc động chạm đến những vấn đề nhạy cảm của gia đình học sinh, bản thân giáo viên chủ nhiệm phải gần gũi, động viên , chia sẻ với các em nhiều hơn. * Với học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế: Giáo viên chủ nhiệm cần động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần: Kêu gọi học sinh trong lớp với tinh thần đoàn kết giúp bạn, đề nghị nhà trường hỗ trợ, tạo điều kiện như tặng quà nhân dịp khai giảng, Tết cổ truyền, xin các thầy cô giáo bộ môn miễn tiền học thêm. + Lớp tôi có em Trịnh Thị Xuân, bố bỏ 3 mẹ con khi em còn nhỏ, mẹ em bị bệnh tim bẩm sinh không có khả năng lao động, gia đình em thuộc diện hộ nghèo, bản thân em vừa đi học vừa đi làm để kiếm tiền nuôi 3 mẹ con, em học khá các môn xã hội, tích cực với các hoạt động của lớp, vì vậy tôi đã xin với nhà trường và các thầy cô miễn cho em tiền học thêm, và không phụ lòng các thầy cô, em đã cố gắng trong học tập và đạt được nhiều thành tích cao. Năm học vừa qua em thi được điểm cao và đỗ vào trường đại học khoa học xã hội và nhân văn. + Em Dương, em Mai cũng là những học sinh có hoàn cảnh tương tư. Ngoài xin nhà trường giảm cho các cháu tiền học thêm thì những dịp lễ, Tết tôi phối hợp cùng các bậc phụ huynh lớp và các em học sinh đến nhà thăm hỏi động viên gia đình. Cũng không phụ lòng mong mỏi của cô, hai em đều cố gắng học tập. Và hiện tại, em Dương đã đỗ Đại học giao thông vận tải và em Mai đang học ở Học viện Y học cổ truyền. * Với những học sinh có năng lực đặc biệt : Giáo viên chủ nhiệm phải phát hiện những năng lực đặc biệt của học sinh về mọi mặt (văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao), động viên các em, tạo điều kiện cho các em tham gia các phong trào từ đó bồi dưỡng năng khiếu cho các em. Em Phạm Văn Cương có năng khiếu môn thể thao và thi đạt giải 3 điền kinh cấp tỉnh. * Với những học sinh cá biệt về đạo đức: không chấp hành nội quy của trường, lớp, mải chơi, có thái độ chưa đúng mực với giáo viên.
File đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_gi.doc