Báo cáo Sáng kiến Kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản trong công tác chủ nhiệm
Hiệu trưởng là người có vị trí quan trọng trong việc quy tụ mối đoàn kết thống nhất để phát huy sức mạnh của đội ngũ CBGV nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường thì người GVCN lớp có vai trò hết sức quan trọng trong một lớp học, là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp, là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh trong lớp chủ nhiệm.
Đội ngũ GVCN là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, là cánh tay nối dài của Hiệu trưởng, là cầu nối giữa Hiệu trưởng nhà trường với học sinh, cha mẹ các em và đoàn thể mà các em sinh hoạt.
Kết quả học tập của cả trường, thương hiệu của nhà trường được xây dựng và giữ gìn không phải do một hai cá nhân CBGV hay do một nhóm học sinh, một hai lớp học, mà là do sự nỗ lực của từng thành viên và toàn thể CBGV- HS nhà trường qua các thế hệ.
Trường THCS Buôn Trấp đóng trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp - huyện Krông Ana, nằm giữa trung tâm chính trị của huyện nhà, trình độ dân trí cao, trung tâm văn hoá của huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Nhưng vẫn còn học sinh vi phạm nội quy, quy định của nhà trường như chát, game, nghiện facebook, … , trong lớp một số em chưa chăm, nên kết quả cuối năm học chất lượng giáo dục ở một số em chưa được cao.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản trong công tác chủ nhiệm
“Kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản trong công tác chủ nhiệm” I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lí do chọn đề tài Hiệu trưởng là người có vị trí quan trọng trong việc quy tụ mối đoàn kết thống nhất để phát huy sức mạnh của đội ngũ CBGV nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường thì người GVCN lớp có vai trò hết sức quan trọng trong một lớp học, là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp, là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh trong lớp chủ nhiệm. Đội ngũ GVCN là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, là cánh tay nối dài của Hiệu trưởng, là cầu nối giữa Hiệu trưởng nhà trường với học sinh, cha mẹ các em và đoàn thể mà các em sinh hoạt. Kết quả học tập của cả trường, thương hiệu của nhà trường được xây dựng và giữ gìn không phải do một hai cá nhân CBGV hay do một nhóm học sinh, một hai lớp học, mà là do sự nỗ lực của từng thành viên và toàn thể CBGV- HS nhà trường qua các thế hệ. Trường THCS Buôn Trấp đóng trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp - huyện Krông Ana, nằm giữa trung tâm chính trị của huyện nhà, trình độ dân trí cao, trung tâm văn hoá của huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Nhưng vẫn còn học sinh vi phạm nội quy, quy định của nhà trường như chát, game, nghiện facebook, , trong lớp một số em chưa chăm, nên kết quả cuối năm học chất lượng giáo dục ở một số em chưa được cao. Bởi vậy trong những năm qua tôi cũng trăn trở để tìm ra cách giải quyết và hướng khắc phục có hiệu quả nhất và giúp các em có những nhận thức đúng đắn về quyền và nghĩa vụ của học sinh đối với việc lĩnh hội tri thức và rèn luyện phát huy tính tự quản đó là vấn đề rất quan trọng khiến cho tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản trong công tác chủ nhiệm”. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài * Mục tiêu: Nghiên cứu về vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm cấp THCS. * Nhiệm vụ: Tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm. I.3. Đối tượng nghiên cứu: Công tác chủ nhiệm ở lớp: 7A1 năm học 2016- 2017. I.4. Giới hạn của đề tài: Đề tài nghiên cứu về công tác chủ nhiệm của giáo viên THCS. Trường THCS Buôn Trấp 2 Năm học 2017-2018 “Kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản trong công tác chủ nhiệm” đối với đối tượng học sinh lớp 7, lớp 8 thì tâm sinh lí của các em thường bị thay đổi làm những việc ưa thích của mình nên ảnh hưởng đến nề nếp của lớp. - Một số giáo viên chưa thật nhiệt tình, một phần do công việc giảng dạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác chủ nhiệm ít nhiều bị ảnh hưởng. Đôi khi giáo viên chủ nhiệm tiến hành công việc khá cảm tính, chưa có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp. Có người quá nghiêm khắc, có người quá dễ dãi. Gò ép học sinh theo khuôn khổ một cách máy móc. Chưa biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng lớp, từng học sinh để giáo dục học sinh. - Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người GVCN lớp phải là người có uy tín, toàn diện, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm, đề xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, vai trò con chim đầu đàn là yếu tố có quan trọng, tạo nên sự thành công hay thất bại ở mỗi HS, mỗi lớp học, trong nhà trường Sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp một nhân tố quan trọng mà chúng ta nên thận trọng cân nhắc khi quyết định lựa chọn và “phát huy tính tự quản” của học sinh. II.3/ Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp - Chúng ta đều biết con người làm chủ tương lai của thế kỷ 21 trong sự hoà nhập với cộng đồng thế giới không thể là con người thụ động, mà thực sự phải là con người biết làm chủ mình. Một thế hệ người tương lai như vậy sẽ không thể hình thành nếu chúng ta không biết tạo cơ hội để họ tập dượt, rèn luyện tính tự giác tự quản, năng động, sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. - Hiệu quả: Trong chuyên môn, chúng ta đang sôi nổi thực hiện phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, lấy học trò làm trung tâm, không lẽ trong công tác chủ nhiệm chúng ta lại để tồn tại mãi cách giáo dục thụ động, máy móc- thầy là trung tâm của tất cả, còn trò cứ mãi mãi thụ động. - Phải đổi mới, phải thực sự lấy học trò làm trung tâm, không chỉ trong chuyên môn mà cả trong công tác chủ nhiệm. Phải biến quá trình GD thành tự GD, tự ý thức, tự quản lấy chính mình, tổ, lớp mình. Chỉ có như thế nhân cách HS mới được xác lập bền vững. Chất lượng giáo dục của chúng ta mới không bị tụt hậu, mới sánh ngang tầm các nước trong khu vực, mới đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Như vậy, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ rất lớn, là người thay mặt nhà trường quản lí trực tiếp quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. Họ vừa là nhà giáo dục, người Trường THCS Buôn Trấp 4 Năm học 2017-2018 “Kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản trong công tác chủ nhiệm” - Đối với học sinh: Hình thành một đội ngũ cán sự lớp năng động và phân công rõ ràng, được tập huấn đầy đủ nghiêm túc. Đội ngũ cán sự lớp sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm quản lí lớp một cách có hiệu quả. * Các biện pháp chính: Ở lứa tuổi THCS, thiết nghĩ các em có thể phát huy khả năng tự quản, phát huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ, tôi luôn tôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tự phê bình. Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ ở mỗi học sinh. Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm. Vì lẽ đó bầu ban cán sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính toán không phải học sinh nào cũng đảm nhiệm được. - Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp gồm có: 6 học sinh: GVCN phải công khai chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng BCS lớp. Việc huấn luyện và bồi dưỡng cán sự lớp về xây dựng nề nếp tự quản được diễn ra ngay sau khi đại hội chi đội xong đã lựa chọn được đội ngũ ban cán sự lớp chính thức thực hiện như sau: + Gồm 01 lớp trưởng, 3 lớp phó (Học tâp, lao động, văn thể mĩ) 02 đội cờ đỏ (01 đội trưởng, 01 đội phó) + Học sinh trong lớp được chia thành 4 tổ học tập. Mỗi tổ có 01 tổ trưởng và một tổ phó, các thành viên trong tổ tương đối đều nhau về kiến thức. Tổ trưởng, tổ phó theo dõi các hoạt động trong tổ mình, thành viên trong tổ theo dõi tổ trưởng và tổ phó. BCS lớp nắm được thông tin và địa chỉ số điện thoại của nhau. - Sắp xếp vị trí ngồi cho học sinh: Để cho BCS lớp dễ làm việc giáo viên cần lưu ý như phân bố học sinh nam-nữ, học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu được rãi đều ở các vị trí, sau đó GVCN điều chỉnh dần dần sao cho phù hợp với sự tiến bộ học tập của các em. Tránh không xếp những học sinh đặc biệt ngồi cạnh nhau. Đặc biệt là tổ trưởng phải ngồi gần cuối của dãy lớp để dễ quan sát Trường THCS Buôn Trấp 6 Năm học 2017-2018 “Kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản trong công tác chủ nhiệm” - Phát huy tính tự giác, khả năng tự quản của học sinh. + Trong thời gian đầu tôi tổ chức buổi họp ban cán sự lớp và hướng dẫn các kỹ năng trong việc theo dõi, quản lý và tổ chức sinh hoạt (mỗi tổ trưởng phải có sổ theo dõi các thành viên trong tổ, có nhận xét đánh giá hàng tuần trong giờ sinh hoạt lớp) và thường xuyên có mặt vào các buổi sinh hoạt 15 phút để theo dỗi, hướng dẫn thêm. Sau khi hoàn thành các nội dung trên. + Giáo viên cần tin tưởng khả năng của học sinh, các em hoàn toàn có thể tự quản được tốt vì có sự hướng dẫn sát sao của giáo viên chủ nhiệm. Người GV luôn biết cách tạo cho các em sự tự tin vào khả năng của chính mình và tạo điều kiện để các em được thể hiện khả năng của mình trong công việc tập thể. + Bồi dưỡng khả năng tự quản cho HS đòi hỏi phải có quá trình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ các em từ thấp đến cao, để các em tự giải quyết công việc từ đơn giản đến phức tạp. Biện pháp trong giai đoạn đầu là bắt tay chỉ việc, sau đó để các em tự tăng dần tính khả năng tự quản của HS đi đôi với việc giảm dần sự tham gia cụ thể của GVCN trong từng hoạt động cho đến khi các em có thể chủ động hoàn toàn trong công việc. GV luôn giữ vai trò là người cố vấn, hướng dẫn chứ không phải là người làm thay. + Ngoài ra cần tạo hứng thú trong công việc, tạo sự đoàn kết nhất trí cao trong ban cán sự để làm sao các em cũng phải biết làm việc “hết mình”, biết phấn đấu vì tập thể và biết tự giác, chủ động điều hành lớp ngay cả khi không có giáo viên chủ nhiệm. + Cho các em thảo luận để bàn về biện pháp, cách thực hiện các hoạt động tự quản của lớp gồm: Tự quản trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt tập thể, tự quản trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tự quản trong học tập. + Tổ chức các hoạt động thực tế để học sinh được rèn luyện các kĩ năng tự quản. Đây là bước quan trọng mà trong đó mọi thành viên của lớp đều được tham gia vào việc xây dựng nề nếp tự quản ban đầu giáo viên chủ nhiệm tham gia trực tiếp vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động, hướng dẫn học sinh chuẩn bị hoạt động, điều khiển học sinh tham gia hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động đó. Sau đó giáo viên chủ nhiệm giao dần cho đội ngũ cán sự lớp tự tổ chức và điều khiển các hoạt động của lớp. Giáo viên lúc này chỉ là người cố vấn, điều khiển ban cán sự lớp theo dõi đúng hướng. Hơn nữa chúng ta đang tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” xây dựng một môi trường sư phạm đảm bảo an toàn, thân thiện, gắn bó với học sinh. Để thực hiện được điều đó giáo viên chủ nhiệm cần nhớ: Trường THCS Buôn Trấp 8 Năm học 2017-2018
File đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_kinh_nghiem_ve_viec_phat_huy_tinh_tu_quan.doc