Báo cáo Sáng kiến Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Thị trấn Hoàng Mai A

Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên và nhi đồng là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục cho các em là một khoa học, một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác Hồ nói: “Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng...”.

Quan điểm khoa học đó còn được Bác chỉ rõ qua các gợi ý về phương pháp giáo dục trẻ em là tạo cho các em: Học mà chơi, chơi mà học. Người khẳng định giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế Người luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn mạnh: “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.

Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động để phát triển về trí, đức, thể, mỹ.Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống

Để đáp ứng yêu cầu đó, song song với hoạt động giáo dục của nhà trường, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hoạt động như tuyên truyền, đóng tiểu phẩm, văn nghệ, thi thể thao… trong đó việc tổ chức cho các em tham gia chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp đã mang lại cho các em niềm ham thích tìm hiểu, học hỏi.

Chính vì vậy, trong bài viết này tôi muốn đưa ra “Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Thị trấn Hoàng Mai A” nhằm khẳng định những kết quả hoạt động tại cơ sở nói riêng, đồng thời góp thêm kinh nghiệm để giúp cho hoạt động Đội ngày một phát triển cả về bề rộng và chiều sâu.

doc 21 trang phandinh 08/05/2024 1220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Thị trấn Hoàng Mai A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Thị trấn Hoàng Mai A

Báo cáo Sáng kiến Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Thị trấn Hoàng Mai A
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên và nhi đồng là sự nghiệp đào 
tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục cho các em là một khoa học, 
một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác Hồ nói: “Ngày nay chúng là 
nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các 
đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi 
đồng...”.
 Quan điểm khoa học đó còn được Bác chỉ rõ qua các gợi ý về phương 
pháp giáo dục trẻ em là tạo cho các em: Học mà chơi, chơi mà học. Người 
khẳng định giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế 
Người luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được 
những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. 
Đảng ta từng nhấn mạnh: “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm 
trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.
 Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự 
nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động để 
phát triển về trí, đức, thể, mỹ.Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự 
chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống 
 Để đáp ứng yêu cầu đó, song song với hoạt động giáo dục của nhà trường, 
tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hoạt động như tuyên truyền, đóng 
tiểu phẩm, văn nghệ, thi thể thao trong đó việc tổ chức cho các em tham gia 
chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp đã mang lại cho các em niềm ham thích 
tìm hiểu, học hỏi.
 Chính vì vậy, trong bài viết này tôi muốn đưa ra “Kinh nghiệm tổ chức 
chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Thị trấn Hoàng 
Mai A” nhằm khẳng định những kết quả hoạt động tại cơ sở nói riêng, đồng thời 
góp thêm kinh nghiệm để giúp cho hoạt động Đội ngày một phát triển cả về bề 
rộng và chiều sâu.
 2 B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Trong thư gửi cán bộ phụ trách thiếu nhi tháng 11 năm 1949 Bác căn dặn 
đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi: “....Phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt 
bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng(chớ nên làm cho chúng hóa ra 
những người già sớm)... Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui 
cũng cần làm cho chúng học. Ở nhà, ở trường học, ở xã hội, chúng đều vui, 
đều học”.
 Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn rất gần và sống động trong thực tiễn 
công tác Đội và phong trào thiếu nhi, đòi hỏi người cán bộ phụ trách Đội phải 
luôn lấy lời dạy của Bác làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình nghĩa là bên 
cạnh việc dạy chữ cần tổ chức cho các em vui chơi. Vui chơi cũng là một hình 
thức giáo dục vui vẻ, nhẹ nhàng mà hiệu quả. Giáo dục cho thiếu nhi phải kết 
hợp cả ba yếu tố đức dục, trí dục, thể dục mà mục tiêu cao nhất là: “Cách dạy 
trẻ cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, biết giữ gìn vệ 
sinh, giữ gìn kỷ luật, học văn hóa”.
 Hiểu được ý nghĩ sâu sắc từ câu nói đó và bằng cả tấm lòng tôn kính Bác, 
tôi đã tìm hiểu để nắm bắt được yêu cầu về nội dung phưuơng pháp giáo dục, 
nắm bắt được đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi của các em: Hiếu động, dễ nhớ, 
dễ quên, thích tìm hiểu, khám phá nhưng cũng chóng nhàm chán, tâm lý thích: 
“Học mà chơi, chơi mà học” của các em để đưa ra những nội dung phù hợp 
trong mỗi chương trình, tạo sự hấp dẫn, thu hút các em tham gia đồng thời tạo 
cho các em sự vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên.
 Thông qua chương trình, các em phát huy được tính sáng tạo, tính năng 
động, tự chủ của mình, được hoà mình vào tập thể, được giao lưu học tập, được 
tìm hiểu các kiến thức có nội dung phong phú để từ đó hướng các em tới những 
chuẩn mực về đạo đức, những hiểu biết về văn hoá mà các cấp, ngành làm công 
tác giáo dục mong muốn.
 4 III. CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH
1. Yêu cầu chung
 Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là việc làm thường xuyên và quan 
trọng không thể thiếu được của người phụ trách. Đây là yếu tố quyết định sự 
thành công của phong trào Đội. Chính vì vậy để tổ chức tốt chương trình hoạt 
động ngoài giờ lên lớp cần:
 - Nội dung chương trình phải đảm bảo đúng với đường lối, quan điểm của 
Đảng; Nhà nước, bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa, khoa học, 
rõ ràng và thể hiện “Tính vừa sức” đối với các em.
 - Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm 
sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh.
 - Đồ dùng cần thiết phục vụ chương trình phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ, 
gây ấn tượng đối với các em.
 - Thời gian thực hiện chương trình vừa phải, không nên dài quá dễ gây 
mệt mỏi cho các em.
2. Xây dựng kế hoạch chương trình
Căn cứ vào nội dung chương trình năm học 2012 – 2013, Kỷ niệm 82 năm ngày 
thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 72 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí 
Minh, 123 năm ngày sinh nhật Báctôi đã xây dựng theo chủ điểm tháng, tuần 
với chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp như sau:
 Tháng Chủ điểm Tuần Nội dung Hình thức
 3 * Tìm hiểu về trường, lớp, Hội vui học tốt
 Vui hội ngày chương trình hoạt động Đội.
 9/2012 khai trường * Tìm hiểu luật an toàn giao 
 4 thông.
 Trò chơi ô chữ
 Từ hàng dọc: MŨ BẢO HIỂM
 10 * Tìm hiểu về ngày Nhà giáo Trò chơi ô 
 Việt Nam chữ
 10, 11 Ngàn hoa dâng 
 11 Từ chìa khoá: BIẾT ƠN
 tặng thầy cô
 * Tìm hiểu về các môn học.
 Hội vui học tốt
 6 có mất nhiều thời gian hơn so với các hình thức khác nhưng lại giúp các em ôn 
lại kiến thức một cách có hệ thống, rèn luyện phản xạ nhanh, tinh thần đoàn kết 
của tập thể. Thường sử dụng hình thức này trong những tháng thi đua cao điểm.
3.1.1. Cách thức tổ chức:
 Được tổ chức từ các tập thể lớp, chi đội đến liên đội với các phần thi:
 Phần 1: Màn chào hỏi
 Phần 2: Thi kiến thức (Môn Tiếng việt, toán, Tiếng Anh, khoa học, 
 lịch sử, âm nhạc, hội họa).
 Phần 2: Dành cho khán giả.
3.1.2. Ví dụ cụ thể:
 Tháng 11 với chủ điểm:
 “Ngàn hoa dâng tặng thầy cô”
 Đây là tháng cao điểm thi đua học tập chào mừng ngày nhà giáo Việt 
Nam 20/11 tôi triển khai cho các em tham gia hội học theo tập thể lớp, liên 
đội.Sau đó lựa chọn mỗi khối 3 em xuất sắc nhất (5 khối) chia thành 3 đội (Mỗi 
đội 5 em) để tham gia hội thi. Dưới đây tôi xin giới thiệu chương trình hội vui 
học dành cho toàn liên đội: 
 CHƯƠNG TRÌNH “ HỘI VUI HỌC TỐT”
 Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11
 1. Giới thiệu 3 đội chơi đại diện cho 5 khối.
 2. Giới thiệu thành phần ban giám khảo: Đại diện BGH (phụ trách 
chuyên môn), giáo viên tiếng Anh, mỹ thuật, âm nhạc, 
 3. Giới thiệu luật chơi: 
 - Mỗi đội có một đèn bấm, khi mỗi câu hỏi đưa ra thì các đội bấm đèn để 
dành quyền trả lời. Nếu đội nào bấm đèn sớm nhất thì đội đó dành quyền trả lời 
đầu tiên. Nếu trả lời không chính xác thì cơ hội đó dành cho hai đội còn lại. Cả 3 
đội không trả lời được, câu trả lời sẽ dành cho khán giả. (Trước khi vào phần thi 
chính dành cho 3 đội, người dẫn chương trình tạo không khí cổ vũ từ phía khán 
giả dành cho 3 đội).
 8 b. 190 d.420
 (Người dẫn chương trình cộng điểm phần thi môn Tiếng việt và toán).
 MÔN KHOA HỌC
 Hãy kể tên sự sống trên trái đất?
 Đáp án: Đất, Nước, Không khí.
 MÔN LỊCH SỬ
 Câu 1: Quốc hiệu nước ta thời nhà Hồ là? 
 Đáp án: Đại Ngu.
 Câu 2: Một nữ tướng của 2 Bà Trưng là?
 Đáp án: Lê Chân.
 MÔN TIẾNG ANH
 Em hãy cho biết giữa hai từ “Hour và Home” có sự khác nhau và giống 
nhau như thế nào?
 Đáp án: * Giống nhau: Cùng có cặp chữ “H” và “O” đứng đầu.
 * Khác nhau: Hour chỉ một khoảng thời gian (VD: Hết 5 giờ)
 - Home chỉ ngôi nhà
 MÔN HÁT NHẠC
 Nghe nhạc đoán tên bài hát và nói rõ bài hát này thuộc dân ca vùng nào? 
Hãy trình bày một trong các bài hát mà đội chơi đoán được.
 Đáp án: + Bài: “Gà gáy” - Dân ca Cống
 + Bài: “Xòe hoa” – Dân ca Thái
 + Bài: “Chim sáo” – Dân ca Ba na.
 MÔN MỸ THUẬT
 Trong vòng 5 phút các đội chơi vẽ xong bức tranh trên bảng phooc với 
chủ đề: “Cô và Mẹ”.
 (Các đội thi vẽ trên nền nhạc bài “Những bông hoa, những bài ca” )
 5. Kết thúc phần thi dành cho 3 đội, trong khi chờ đợi BGK đánh giá, 
tiếp đến là phần chơi dành cho khán giả.
 1. Trò chơi 1: Gắn biển báo an toàn giao thông (Thi tiếp sức)
 10 Khối 5: Hoa màu vàng
 Học sinh lên hái hoa, nếu trả lời đúng được nhận phần thưởng của ban tổ chức. 
(quyển vở, bút chì, thước kẻ .v.v). Nếu trả lời sai bạn khác sẽ dành quyền trả lời.
3.2.3. Ví dụ cụ thể:
 Chủ điểm tháng 5: Tự hào truyền thống Đội.
 a) Mục đích:
 Thông qua cuộc chơi gúp các em có những hiểu biết về tổ chức Đội 
TNTP Hồ Chí Minh. Thể hiện lòng biết ơn, niềm tự hào đối với các anh hùng 
nhỏ tuổi. Từ đó các em phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành Đội viên tốt, 
cháu ngoan Bác Hồ.
 b) Chuẩn bị:
 + Giấy màu cắt thành hoa.
 + Trang trí cây hoa.
 + Đàn
 c) Nội dung câu hỏi: 
 1. Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày, tháng năm nào? 
(15/5/1941).
 2. Em hãy cho biết người đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí 
Minh? (Nông Văn Dền hay còn gọi là Kim Đồng).
 3. Con hãy điền 2 từ còn lại vào câu thơ sau:
 “ Trung thu trăng sáng như gương
 Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương ” (Nhi đồng)
 4. Con hãy nghe 1 đoạn nhạc sau và cho biết tên bài hát đó. Con thể hiện 
bài hát cho các bạn cùng nghe.
 (Giáo viên nhạc đánh bài: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”)
 5. Với 2 câu thơ sau, con hãy đoán xem tên người anh hùng nhỏ tuổi này là ai?
 “ Giữa rừng Việt Bác chiến khu
 Ai làm liên lạc giấu thư tài tình” (Anh Kim Đồng)
 12

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_chuong_trinh_sinh_hoat.doc