Báo cáo Sáng kiến Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm Lớp

Như chúng ta đã biết, phần lớn giáo viên Tiểu học đều phải làm công tác chủ nhiệm lớp. Đó là trách nhiệm nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức vinh quang và nặng nề. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong lớp học. Một mặt, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các tình huống sư phạm diễn ra hàng ngày một cách tốt nhất. Mặt khác, người giáo viên chủ nhiệm lớp lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo trong quá trình học tập và rèn luyện đạo đức, nhân cách cho học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm đóng rất nhiều vai trò cùng một lúc: vừa là người thầy, vừa là người cha, người mẹ, người chị và có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Làm được điều đó người giáo viên chủ nhiệm mới có thể định hướng cho các em phát triển một cách toàn diện và đúng đắn.

Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất của học sinh và đặc biệt là sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các cấp cao hơn và đó cũng là nền móng cho sự phát triển sau này của học sinh.

docx 18 trang phandinh 08/05/2024 1280
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm Lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm Lớp

Báo cáo Sáng kiến Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm Lớp
 Ở đầu mỗi năm học, cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng 
học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất 
lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các 
lớp khác thậm chí là vượt trội về mọi mặt. Tất cả những khác biệt đó đều do 
giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách 
nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện 
pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích 
đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
 Là một người trực tiếp làm công tác dạy học và giáo dục, tôi đã nghĩ: 
Nếu mình yêu thích công việc của mình thì mình sẽ làm được tốt. Trẻ em cũng 
vậy, các em đạt được kết quả học tập cao chính các em cũng phải yêu thích 
công việc học tập. Vậy làm thế nào để các em yêu thích công việc học tập cuả 
mình ? Để đạt được điều đó trước tiên các em phải thích học. Từ kinh nghiệm 
thực tế tôi thấy học sinh thích đi học là những học sinh tìm được niềm vui khi 
đến lớp, những em đó được thầy yêu, bạn mến và việc học tập đối với các em 
không mấy vất vả. Học sinh đến trường phải có niềm vui, có vui mới học được 
tốt.
 Tôi đã trăn trở và luôn đặt ra các câu hỏi: Mình sẽ bắt đầu từ đâu ? 
Trong tình huống này mình sẽ làm như thế nào ? Tại sao học sinh chưa tự giác? 
Do đâu học sinh chưa trung thực và chưa ngoan ? Làm thế nào để mỗi ngày học 
sinh đến trường là một ngày vui. Làm thế nào để trong lớp học, học sinh được 
vui chơi, cười đùa và mơ mộng ? Làm gì để không khí lớp học luôn ấm áp, an 
toàn, tôn trọng, hỗ trợ và hợp tác, không có thời gian xấu hay năng lượng lãng 
phí, độc hại để mỗi ngày đến trường, học sinh cảm thấy mình là một phần trong 
đại gia đình tuyệt vời của trường học? Làm thế nào để giáo viên thực sự là 
những chuyên gia đáng tin cậy và được ngưỡng mộ có nhiệm vụ truyền cảm 
hứng và đón nhận kiến thức mới mẻ trước thời đại tri thức là sức mạnh ? 
 Đó là những câu hỏi mà tôi rất tâm đắc và trăn trở. Là giáo viên (nhất là 
giáo viên chủ nhiệm như tôi) làm thế nào để những điều tốt đẹp đó vang mãi 
trong tâm trí học sinh mỗi ngày đến lớp ? Bản thân tôi là giáo viên và cũng là 
phụ huynh đồng hành với con trong hành trình dài học tập ở bậc phổ thông, tôi 
đã nhiều lần tự hỏi như thế nhưng không dễ trả lời. 
 Mỗi khi vào năm học mới, tôi định hướng cho mình phải gây được tâm
 2 phát triển tốt cả về “đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ” và các kĩ năng sống cơ 
bản khác thông qua công tác chủ nhiệm lớp, từ đó từng bước giúp học sinh 
ngày một tiến bộ hơn không chỉ trong học tập, rèn luyện đạo đức mà trong cả 
các hoạt động khác xứng đáng với danh hiệu "Con ngoan - Trò giỏi - Cháu 
ngoan Bác Hồ”.
 Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành xuất sắc 
nhiệm vụ được giao. Lớp tôi chủ nhiệm luôn dẫn đầu toàn trường về chất lượng 
học tập cũng như các nề nếp khác do Đội và nhà trường đề ra. Đó cũng là lí do 
tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo dục học sinh Tiểu học qua công 
tác chủ nhiệm lớp ’’
2. Tên sáng kiến:
“ Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp ’’
3. Tác giả sáng kiến: 
 - Họ và tên: Nguyễn Đức Định
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Kim Xá – Vĩnh Tường - VP.
 - Số điện thoại: 0914.840.428 
 - Email : nguyenducdinh.gvthkimxa2@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Lĩnh vực áp dụng: Lớp chủ nhiệm cấp Tiểu học
 Phạm vi để nghiên cứu đề tài này là học sinh lớp 3.
 Đối tượng để nghiên cứu và áp dụng đề tài này là học sinh lớp 3A1, 3A2, 
3A3 trường Tiểu học Kim Xá - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. Năm học 2018 - 2019
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 
 Sáng kiến này được triển khai áp dụng lần đầu từ 01/10/2018 đến ngày 
10/5/2019 tại trường Tiểu học Kim Xá – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
7.1. Nội dung của sáng kiến
 7.1.1. Thực trạng
 a, Đối với giáo viên
 - Công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là một công tác khó khăn, đòi hỏi 
giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức cho công tác này, nhưng thực 
tế giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học còn phải lo cho công tác chuyên môn 
 4 gỡ khó khăn đó làm cho công tác chủ nhiệm được dễ dàng hơn.
 Thứ nhất: Là người giáo viên dạy Tiểu học, hầu như chịu hoàn toàn trách 
nhiệm về lớp mình phụ trách, trực tiếp giảng dạy các môn học, đồng thời tổ 
chức, hướng dẫn tất cả các hoạt động giáo dục. Trong những giờ tới trường 
giáo viên chủ nhiệm lúc nào cũng ở cạnh các em, là người “mẹ thứ hai” của các 
em, luôn gần gũi, dõi theo mọi hành động, hành vi của từng em trong lớp. Học 
sinh Tiểu học còn chưa biết hành động độc lập, giáo viên phải là người tổ chức 
các hoạt động, làm sao cho từng em học sinh có được công việc thích hợp và 
bộc lộ được khả năng của mình. Mở rộng và khơi sâu trí thức, rèn luyện kĩ 
năng, giáo dục ý thức tự giác và ứng xử, thỏa mãn nhu cầu, kích thích sự hứng 
thú, phát triển năng lực của học sinh. Trong mắt các em, giáo viên chủ nhiệm là 
“Thần tượng”, là người mà các em tin tưởng tuyệt đối nhất, thầy (cô) giáo nói 
gì các em cũng nghe, vâng lời thầy (cô) giáo là cái duy nhất có ở tất cả các em 
học sinh. Chính vì thế mà người giáo viên chủ nhiệm phải chú trọng từng lời 
nói, hành động, việc làm chuẩn mực nhất trước học sinh, là tấm gương sáng để 
các em noi theo. Qua công tác chủ nhiệm, người giáo viên Tiểu học góp phần 
to lớn trong việc hình thành và phát triển toàn diện cho các em, giúp các em trở 
thành người có ích cho xã hội, gia đình và bản thân, để các em trưởng thành, 
lớn lên, vững vàng bước vào đời.
 Thứ hai: Trong công tác giáo dục không phải lúc nào cũng thuận lợi, trong 
giáo dục có những lúc đòi hỏi giáo viên phải dịu dàng, tế nhị, khéo léo và phải 
xác định rõ: giáo viên chủ nhiệm là một thầy (cô) phụ trách Đội, có “một phần” 
nghiệp vụ công tác Đội, tâm huyết với nghề dạy học, xem tập thể lớp như một 
“gia đình nhỏ” của mình mà giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò như một người 
huynh trưởng, người cha, người mẹ vậy !
 Thứ ba: Phải xác định được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, 
hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh. Giáo dục 
đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh là 
mục tiêu quan trọng hàng đầu của nhà trường. Giáo dục đạo đức phải làm ngay 
từ nhỏ, càng sớm càng tốt, nhưng phải phù hợp với trẻ. Tục ngữ có câu: “ Dạy 
con từ thuở còn thơ ”
 Thứ tư: tôi cũng đã xác định được mục tiêu của công tác chủ nhiệm bởi: 
Công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học nhằm giúp học sinh:
 6 đức và kiến thức ban đầu ở dạng hành vi cụ thể không khó khăn, từ đó làm nảy 
nở những tình cảm, thói quen đạo đức và những tư duy ban đầu của các em.
 - Như chúng ta đã biết ngoài việc xây dựng, hình thành và giáo dục nhân 
cách cho trẻ thông qua các bài giảng ở trên lớp của tất cả các bộ môn được 
giảng dạy trong nhà trường thì việc xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách 
cho trẻ thông qua các giờ ra chơi, giờ hoạt động tập thể là hết sức cần thiết 
và bổ ích. Vì vậy với khuôn khổ của đề tài này tôi chỉ đề cập đến vấn đề: Xây 
dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua giờ ra chơi, 
giờ hoạt động tập thể.
* Xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua giờ ra 
chơi.
 Sau những giờ học căng thẳng và mệt mỏi thì giờ ra chơi là giờ các em
được vui chơi thoải mái. Chính vì vậy mà đã nảy sinh bao nhiêu vấn đề làm cho 
công tác chủ nhiệm phải hết sức linh hoạt, tìm ra giải pháp phù hợp để giờ ra 
chơi thực sự trở thành một giờ ra chơi lành mạnh và bổ ích. Qua nhiều năm làm 
công tác chủ nhiệm tôi đã xây dựng cho mình kế hoạch để hướng dẫn các em 
có giờ ra chơi thật thoải mái và bổ ích. Các trò chơi cụ thể như sau:
 Ngay từ đầu năm học tôi đã kết hợp với nhà trường và ban phụ huynh 
của lớp chuẩn bị cho các em một số vật dụng cần thiết phục vụ cho giờ ra chơi: 
cầu lông, dây nhảy, quả cầu, giấy vẽ, que tính, bộ xếp hình, truyện, báo, màu 
vẽ, sỏi trắng để chơi trò ô ăn quan, phấn màu
 Đến giờ ra chơi tôi cho các em tự chọn các vật dụng để phục vụ trò chơi 
mà các em thích. Với các trò chơi mà các em chưa biết chơi thì tôi hướng dẫn 
các em cách chơi và chơi cùng các em.
 Với các vận dụng chuẩn bị sẵn tôi gợi mở cho các em các ý tưởng để 
sáng tạo hơn trong khi chơi.
 Với bút màu, phấn màu thì các em có thể vẽ những bức tranh mà các em 
yêu thích trên giấp hoặc trên bảng lớp...
 Với que tính các em có thể xếp thành các hình đã được học, hoặc những 
bông hoa, nhà cao tầng 
 Với những viên sỏi các em chơi trò ô ăn quan hoặc xếp các hình, các con 
vật do các em tưởng tượng.
 Thông qua các trò chơi như vậy các em được thả tâm hồn mình vào các
 8 Bích Huyền là một học sinh thông minh, nhanh nhẹn thường làm xong trước 
các bạn, mỗi khi làm xong em thường khoe với các bạn: “Tớ làm xong trước 
nhất” nhưng bài làm của em thường trình bày chưa cẩn thận. Để chấn chỉnh 
điều đó tôi gọi em lên bảng chữa bài và kèm thêm một điều kiện “Nếu trình 
đúng và đẹp cô sẽ thưởng một bông hoa đỏ ( bông hoa thi đua của lớp)” Vì em 
rất thích được khen nên em đã làm bài trên bảng vừa nhanh lại trình bày đúng 
và cẩn thận. Em trở về chỗ với bông hoa thi đua và tràng pháo tay giòn giã của 
các bạn.
 Em Khánh Huyền cũng vậy, em có giọng đọc lưu loát, diễn cảm nên tôi 
cho em đọc bài mẫu cho các bạn, đọc truyện cho các bạn nghe đầu giờ em rất 
vui khi được các bạn đặt cho danh hiệu “Người có giọng đọc hay nhất ” Cũng 
từ đó tôi thấy các em trong lớp có sự thi đua ngầm, em nào cũng muốn được 
lên đọc như bạn. Trong giờ đạo đức, tập đọc tôi thường xuyên cho các em đọc 
phân vai hay đóng tiểu phẩm ( giờ Đạo đức ) đa số học sinh đều xung phong 
tham gia bởi các em muốn được dịp thể hiện mình, nội dung tiết học với các 
em mang tính tự nhiên, mọi thành viên đều thấy vui vẻ thoải mái và rất tích cực 
hòa nhập với tập thể lớp học được thể hiện nhiều qua các tiết học trở lên bạo 
dạn, tự tin hơn trước đám đông.
 • Tính hiếu thắng của trẻ.
 Hầu như bất cứ đứa trẻ nào cũng có tinh hiếu thắng. Tôi gắn sự hiếu 
thắng đó theo hướng tích cực, xây dựng tính hiếu thắng đó trở thành hướng 
phấn đấu vươn lên trong học tập của mỗi học sinh. Trong lớp tôi chọn một số 
cặp học sinh ngang sức nhau khuyến khích các em thi đua nhau trong thời gian 
ngắn, và thời gian đó, em nào vượt lên thì sẽ được khen và tìm một bạn sức học 
khá hơn để ghép đôi. Làm như vậy để các em luôn phải cố gắng vì sợ thua bạn. 
 Ví dụ: Đầu năm tôi xếp Mạnh Duy và Hà, hai em có lực học ngang nhau, 
sau hơn một tháng Mạnh Duy vượt lên so với Hà, đến lúc đó, tôi lại ghép 
Mạnh Duy với Anh Duy có lực học khá hơn. Lúc ấy Anh Duy sẽ là cái đích để 
Mạnh Duy cố gắng hơn vì muốn chiến thắng bạn.
 Hay Thùy Linh và Long là đôi bạn viết chữ chưa đẹp, tôi gia hạn hai 
tuần bạn nào có ý thức rèn chữ viết đẹp hơn thì bạn đó sẽ dành danh hiệu 
“Người chiến thắng”. Suốt thời gian ấy giữa hai em có sự chạy đua ngầm vì em
 10

File đính kèm:

  • docxbao_cao_sang_kien_giao_duc_hoc_sinh_tieu_hoc_qua_cong_tac_ch.docx