Báo cáo Biện pháp giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh tiểu học

Trong những năm qua, việc giáo dục kĩ năng sống nói chung, giáo dục hành vi ứng xử tích cực nói riêng được thực hiện dưới hình thức dạy học trên lớp. Tài liệu là cuốn “Bài tập thực hành kĩ năng sống” của nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Một số nội dung lồng ghép vào môn đạo đức và một số bài có nội dung liên quan ở các môn học khác.

Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập, dưới hình thức hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm và một số trò chơi. Học sinh trình bày kết quả từng bài tập, nêu ý kiến nhận xét, bổ sung. Giáo viên tổng hợp nội dung bài và nhắc học sinh vận dụng trong thực tế cuộc sống. Ở các môn học khác, tuỳ vào nội dung từng bài và yêu cầu tích hợp để hướng dẫn dưới dạng câu hỏi hoặc nêu luôn nội dung cần truyền đạt.

doc 6 trang phandinh 29/05/2024 1420
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Biện pháp giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Biện pháp giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh tiểu học

Báo cáo Biện pháp giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh tiểu học
 hành vi trong thực tiễn. Phạm vi của nội dung giáo dục hẹp, chưa mang tính thực 
tiễn. Do đó hạn chế sự sáng tạo của giáo viên và học sinh.
 Bài tập chủ yếu là tình huống giả định, không tạo ấn tượng cho học sinh.
 + Giáo viên: Giáo viên tiểu học không được đào tạo kiến thức chuyên sâu 
về giáo dục kĩ năng sống. Bên cạnh đó, họ còn phải dạy nhiều môn học khác nên 
ít có thời gian đầu tư, nghiên cứu. Vì vậy, giáo viên thường phụ thuộc vào nội 
dung tài liệu mà ít quan tâm đến những tình huống xảy ra hàng ngày.
 + Phương pháp dạy học theo giải pháp cũ còn bộc lộ nhiều hạn chế:
 Dạy học còn nặng về tính lí thuyết trình, hỏi đáp. Hành vi ứng xử tích cực 
chỉ hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế, khi tự 
làm việc chứ không chỉ nói về việc đó. Do đó dẫn đến tình trạng học sinh lúng 
túng trong xử lí tình huống hoặc “nói đúng, mà làm không đúng”.
 Hình thức dạy học trên tạo ra những giờ học nặng nề, áp lực đối với học 
sinh. Chưa phát huy được tư duy sáng tạo; giáo viên lệ thuộc tài liệu có sẵn, học 
sinh học thụ động nên chưa tạo động lực cho học sinh thói quen rèn hành vi ứng 
xử tích cực. Việc dạy học theo hướng trên sẽ làm cho học sinh cảm thấy kĩ năng 
sống chỉ là môn học đơn thuần, những kĩ năng ứng xử trở nên xa vời, không 
thiết thực; không hấp dẫn và khó ghi nhớ.
 Thời gian qua, trong quá trình thực hiện, áp dụng các giải pháp cũ tuy là 
có những ưu điểm đáng kể nhưng bản thân cũng thấy được hạn chế của giải 
pháp, nên tôi nghiên cứu tìm ra giải pháp mới để giảng dạy và giáo dục học sinh 
nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu. 
 3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
 3.2.1. Mục đích của giải pháp
 Giáo dục hành vi ứng xử tích cực cần tiến hành từ giáo dục nhận thức. 
Nhận thức đúng về hành vi ứng xử tích cực là cơ sở tạo ra sự đồng tình với chủ 
thể có ứng xử tích cực; phê phán đấu tranh với những hành vi không phù hợp 
chuẩn mực, hình thành hứng thú tìm tòi, học hỏi; từ đó hình thành tính tự giác 
rèn luyện thói quen hành vi ứng xử tích cực cho bản thân. Giáo dục hành vi ứng 
xử tích cực giúp học sinh giải quyết tốt những tình huống và có sự lựa chọn lành 
mạnh, khuyến khích sự tiến bộ trong học tập và trong cuộc sống. Song song với 
giảng dạy các môn học trên lớp, việc giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học 
sinh được thực hiện thường xuyên, liên tục, gắn với các hình thức hoạt động 
ngoài giờ lên lớp. 
 3.2.2. Nội dung giải pháp
 2 Tiếp theo, giáo viên giúp học sinh hình thành những suy nghĩ thể hiện thái 
độ tích cực trong mọi hoàn cảnh.
 Giáo viên kể chuyện về tấm gương Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay 
nhưng vẫn đi học và học giỏi, câu chuyện về Nen-li dù bị tật nhưng vẫn quyết 
tâm hoàn thành bài học thể dục theo yêu cầu của thầy giáo Qua đó, học sinh 
hiểu: Khi gặp khó khăn trở ngại, cần bình tĩnh, tự tin cố gắng hết khả năng của 
mình để giải quyết.
 Hoạt động nhóm: Kể cho nhau nghe những câu chuyện, những tình huống 
nói về thái độ tích cực vượt qua khó khăn, mặc cảm để vươn lên. Chia sẻ với 
bạn về các suy nghĩ tích cực khi gặp tình huống khó khăn của chính mình.
 Giúp học sinh thường xuyên rèn luyện thói quen suy nghĩ tích cực: Ở các 
tiết học kĩ năng sống, ngoài việc cung cấp kiến thức trong bài, giáo viên đều có 
thể rèn cho học sinh thói quen suy nghĩ tích cực.
 Ví dụ: Yêu cầu học sinh chia sẻ việc em tự chuẩn bị sách vở và đồ dùng 
học tập trước khi đến lớp như thế nào? Cảm xúc của em khi chưa chuẩn bị tốt đồ 
dùng học tập trước khi đến lớp? 
 Từ đó hình thành suy nghĩ cần tự chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập 
trước khi đến lớp trước khi đi ngủ để buổi sáng thức dậy không vội vàng và 
muộn giờ. Giáo viên cho học sinh ứng dụng ngay trên lớp sắp xếp lại đồ dùng cá 
nhân, sau đó quan sát quang cành của lớp và nêu cảm xúc của mình.
 Giúp học sinh suy nghĩ đến hành vi tích cực khi giao tiếp: Lời nói nhẹ 
nhàng, lời cảm ơn hay xin lỗi với nét mặt vui vẻ, chân thành. Biết lắng nghe có 
thể mang lại nhiều ảnh hưởng đối với những người xung quanh. Cách sống lạc 
quan luôn cho những suy nghĩ tích cực.
 b) Kiểm soát cảm xúc và không vội vàng phán xét
 Cảm xúc là những thái độ rung cảm của con người. Cảm xúc có tính tích 
cực và tiêu cực. Khi không kiểm soát được cảm xúc, con người thường có phản 
ứng tiêu cực hay đỗ lỗi và phán xét người khác.
 Học sinh chia theo nhóm và trả lời câu hỏi: Bạn có từng bị phán xét 
chưa? Cảm xúc của bạn khi đó như thế nào? Bạn làm gì khi bị phán xét? Từ đó 
giúp học sinh biết kiềm chế cảm xúc và không phán xét người khác.
 Vậy cần làm gì để kiềm chế cảm xúc và không phán xét người khác: Tạo 
khoảng thời gian thư giãn và thả lỏng. Suy nghĩ những điều tích cực mà sự việc 
đó mang lại. Tuy nhiên kiểm soát cảm xúc không có nghĩa là trốn tránh cảm xúc 
tiêu cực. Dựa vào tình huống giáo dục học sinh hiểu: Khi bản thân gặp chuyện 
không tốt do người khác mang lại cũng không nên tức giận, phán xét hoặc nói 
 4 Giải pháp trên tôi đã nghiên cứu và áp dụng để tổ chức cho tất cả các đối 
tượng học sinh trong lớp tôi đạt hiệu quả cao. Các giải pháp này được nhân rộng 
cho giáo viên trong tổ và giáo viên toàn trường vận dụng thực hiện. Ngoài ra 
còn có thể áp dụng cho các trường tiểu học khác. 
 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
 - Học sinh hiểu biết về các chuẩn mực hành vi đối với bản thân, có hành 
vi ứng xử tích cực; mạnh dạn, tự tin, ý thức bảo quản tốt đồ dùng học tập và bàn 
ghế của lớp
 - Tham gia tốt các phong trào thi đua của trường, của Đội với một tinh 
thần rất hào hứng, đoàn kết, quyết tâm đạt kết quả cao như: thi hát dân ca; thi kể 
chuyện; thi vẽ tranh;
 - Phụ huynh tin tưởng, yên tâm đối với việc dạy bảo của giáo viên. Bên 
cạnh đó, phụ huynh cũng thường xuyên theo dõi được việc học hành, đạo đức 
của con em và có nhiều sự hỗ trợ đối với giáo viên. Phụ huynh cũng cảm thấy 
phấn khởi khi thấy con em mình được giáo viên quan tâm, các em có nhiều tiến 
bộ, các em ngày càng hoàn thiện và thành những đứa trẻ ngoan, học tốt.
 - Bản thân giáo viên khi thấy lớp mình đạt được những mục tiêu mà mình 
đề ra là một sự thành công lớn. Nhìn các em hăng hái thi đua học tốt, tích cực 
hoạt động phong trào tôi thực sự thấy hạnh phúc, thấy vui cùng niềm vui của các 
em và sự phấn khởi của phụ huynh học sinh . Đó chính là thành quả to lớn nhất 
mà người giáo viên nào cũng mong muốn đạt được.
 Qua thực hiện biện pháp giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh 
tiểu học trong công tác chủ nhiệm đã nêu ở trên tôi rút ra được bài học sau:
 - Hiểu rõ tâm sinh lý, tính cách của từng học sinh có những biện pháp giáo 
dục cụ thể, thích hợp;
 - Luôn có sự đổi mới trong các hình thức rèn luyện, giáo dục tạo hứng thú, 
mới mẻ đối với học sinh;
 - Thật sự xem mỗi học sinh là một đứa con của mình để từ đó giáo dục 
bằng tất cả tấm lòng, tình thương yêu và tinh thần trách nhiệm.
 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Không có.
 Mỏ Cày Bắc, ngày 30 tháng 12 năm 2021
 6

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_giao_duc_hanh_vi_ung_xu_tich_cuc_cho_hoc_s.doc