Báo cáo Biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp

Điều 27 luật giáo dục xác định trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục
Tiểu học giữ vai trò là cấp học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn
diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn
bộ hệ thống quốc dân. Trong mục tiêu giáo dục tiểu học, luật giáo dục đã khẳng
định: Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, bước đầu xây
dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học THCS .

Để thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu giáo dục Tiểu học nói
riêng, hơn ai hết phải kể đến vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường
Tiểu học. Vậy trong nhà trường ngừời Cán bộ quản lý phải làm gì? làm như thế
nào để chỉ đạo tốt công tác chủ nhiệm lớp giúp cho họ có đầy đủ những phảm chất,
năng lực để thực hiện chức năng của mình. Đó là vấn đề hàng đầu đặt ra đối với
trường tiểu học nói riêng.

pdf 29 trang phandinh 11/06/2024 1640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp

Báo cáo Biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 
 Điều 27 luật giáo dục xác định trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục 
Tiểu học giữ vai trò là cấp học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn 
diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn 
bộ hệ thống quốc dân. Trong mục tiêu giáo dục tiểu học, luật giáo dục đã khẳng 
định: Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho 
sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng 
cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, bước đầu xây 
dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học THCS . 
 Để thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu giáo dục Tiểu học nói 
riêng, hơn ai hết phải kể đến vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường 
Tiểu học. Vậy trong nhà trường ngừời Cán bộ quản lý phải làm gì? làm như thế 
nào để chỉ đạo tốt công tác chủ nhiệm lớp giúp cho họ có đầy đủ những phảm chất, 
năng lực để thực hiện chức năng của mình. Đó là vấn đề hàng đầu đặt ra đối với 
trường tiểu học nói riêng. 
 Ở Tiểu học mỗi người giáo viên đảm nhận một lớp. Ngoài nhiệm vụ giảng 
dạy các môn còn làm công tác chủ nhiệm lớp đó. Xuất phát từ mục tiêu của bậc 
học, tôi nhận thấy rằng người giáo viên chủ nhiệm ở bậc Tiểu học có vai trò hết 
sức đặc biệt : giống như một nhạc trưởng - một vị tướng tài ba, là người chèo lái 
con thuyền của tập thể học sinh cập bến.Phải nói rằng vai trò phụ trách lớp có ý 
nghĩa rất to lớn. Nó quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh, mà 
người chịu trách nhiệm trước hội đồng giáo dục về chất lượng giáo dục toàn diện 
của học sinh lớp mình và là thành viên rất quan trọng trong mạng lưới thông tin 
của nhà trường. Do đó, người giáo viên chủ nhiệm cần phải xây dựng được một tập 
thể lớp có tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, học sinh chủ 
động tích cực trong mọi hoạt động 
 Với học sinh tiểu học, thầy ( cô ) giáo chủ nhiệm đóng nhiều vai trò: Lúc là 
người thầy dạy học, lúc là người cha, lúc là người mẹ, lúc lại là người bạn tốt nhất. 
 3 
 Giao Châu là một xã có gần 60% đồng bào theo đạo thiên chúa với một 
giáo họ và bốn giáo lân ,nằm ở trung tâm huyện Giao Thủy.Xã có 769,90 
ha=3,31% diện tích của toàn huyện trong đó có 473 ha đât trồng lúa hai vụ với 
9505 nhân khẩu.. 
 Thuận lợi: Là xã nông nghiệp có nghề phụ làm nước mắm gia truyền, nhân 
dân cần cù lao động, có truyền thống hiếu học. Đảng uỷ và chính quyền địa 
phương quan tâm đến công tác giáo dục, tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhà trường 
thực hiện tốt công tác giáo dục. 
 Khó khăn: Là xã có gần 60% đồng bào theo đạo thiên chúa nên nhận thức 
của một số bộ phận người dân còn có nhiều hạn chế. Chịu ảnh hưởng nhiều của 
nền kinh tế thị trường nên là nơi trú ngụ, nảy sinh nhiều thành phần phạm pháp 
như cờ bạc, buôn bán ma tuý,nghiện hút. . .Mặt khác có rất nhiều gia đình ở thôn 
Sa Châu do hoàn cảnh khó khăn nên bố mẹ đi làm ăn kinh tế ở một số tỉnh phía 
Nam để con lại cho người thân nuôi vì thế thiếu đi sự quan tâm của gia đình dẫn 
đến con em học hành sa sút không theo kịp các bạn. 
 * Đặc điểm tình hình nhà trường. 
 Trường tiểu học Giao Châu năm học 2019-2020 có 20 lớp với 689 học 
sinh.Trường có đủ các phòng học và một số phòng chức năng, tin học, thiết 
bị,truyền thống Đội,thường trực bảo vệ. Hiện một số phòng chức năng còn thiếu 
và đang dùng chung.Cuối năm học 2018-2019 và đầu năm học 2019-2020 nhà 
trường được UBND xã đầu tư xây dựng nhà hiệu bộ,các phòng chức năng và nhà 
đa năng.Dự kiến cuối năm 2020 sẽ đưa vào sử dụng để đáp ứng nhu cầu Xây dựng 
trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II. 14/20 lớp có đủ bàn ghế hai chỗ ngồi,6/20 
lớp có bàn 2 chỗ ngồi,ghế một chỗ ngồi.. Trang bị và kết nối mạng cho các phòng 
làm việc: Phòng hiệu trưởng, hiệu phó, văn phòng, phòng hội đồng.Trường có 
khuôn viên rộng rãi, có sân chơi, bãi tập cho học sinh.Năm 2012 trường được Sở 
giáo dục đào tạo Nam Định công nhận trường đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn. 
Các đoàn thể của nhà trường, của địa phương luôn quan tâm và ủng hộ mọi phong 
trào của nhà trường. Quy mô nhà trường năm học 2018-2019: 
 5 
 - Khả năng giao tiếp của các em còn hạn chế. 
 - Các em chưa thực sự phát huy hết năng lực của mình. 
 - Tinh thần tập thể, ý thức hợp tác trong công việc chung chưa cao. 
 - Đội ngũ Hội đồng tự quản lớp chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đặc biệt 
là về tố chất, năng lực của Chủ tịch, phó chủ tịch HĐTQ còn hạn chế. 
 - Tôi nghĩ rằng tập thể lớp chủ nhiệm có kết quả học tập và tham gia các hoạt 
động tập thể còn ở mức độ khiêm tốn. Kết quả khảo sát làm tôi rất suy nghĩ. Làm 
thế nào có thể nâng cao chất lượng học tập, giúp các em tham gia các hoạt động 
tập thể một cách hào hứng và có kết quả. Lòng yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với 
công việc của người giáo viên chủ nhiệm đã thúc giục tôi tiến hành tìm hiểu 
nguyên nhân của những tồn tại trên. Tôi trò chuyện với học sinh. Các em hồn 
nhiên trả lời rằng: 
 - Cô giáo chủ nhiệm chỉ cho chúng con học các môn Toán, Tiếng việt là chính. 
 - Cô giáo bảo chúng con chỉ cần học những môn để thi. 
 - Chẳng bao giờ chúng con được nghe cô giáo hát, kể chuyện. 
 - Qua tiếp xúc với học sinh, tôi hiểu phần nào về suy nghĩ của học sinh. Từ đây 
tôi có thể xác định những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại như trên ở các tập thể 
lớp là do: 
 - Người giáo viên chủ nhiệm chỉ chú trong vào việc dạy kiến thức cho học 
sinh. Có chăng người giáo viên chủ nhiệm chỉ cần học sinh đi học đều, nghỉ học 
có lý do chính đáng, thực hiện làm bài đầy đủ. 
 - Giáo viên chủ nhiệm chưa hiểu được đặc điểm của từng học sinh, chưa chú ý 
tới rèn kĩ năng sống cho học sinh. 
 - Giáo viên bận rộn với công việc gia đình. 
 - Do tuổi tác nên ngại tham gia cùng học sinh trong các hoạt động ngoài giờ. 
 - Do năng lực, sở trường công tác của giáo viên. 
- Rõ ràng nhiều giáo viên quên mất nhiệm vụ đặc biệt của người làm công tác chủ 
nhiệm lớp. Nếu chỉ dừng lại ở việc dạy kiến thức cho học sinh như thế thì người 
giáo viên chủ nhiệm đã không làm đúng trách nhiệm, bổn phận của mình. 
 7 
tình với công việc, thường xuyên giúp đỡ, chỉ bảo các em học tập rèn luyện tốt thì 
chất lượng giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm mới được nâng cao. 
 Như vậy, để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường Tiểu học 
thì trước hết từ người Cán bộ quản lý đến đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp đều 
phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Khi đã có nhận thức đúng đắn, mọi hoạt 
động sẽ có định hướng tích cực thúc đẩy người ta làm việc tốt hơn, luôn khát khao 
trăn trở tìm ra biện pháp thực hiện sao cho hiệu quả cao. 
 2. 2. Lựa chọn,phân công đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. 
 - Từ đặc điểm học sinh Tiểu học: 
 + Với lớp đầu cấp (lớp 1): Học sinh hoàn toàn còn rất hạn chế về vốn sống 
chưa quen với các hoạt động tự quản, khả năng tiếp thu bài còn hạn chế mau chán, 
mau quên và hoạt động vui chơi là chủ đạo.Hơn nữa năm học là năm học đầu tiên 
học sinh lớp một học chương trình Công nghệ giáo dục nên cả cô và trò đều gặp 
nhiều khó khăn. 
 Vì vậy, trước khi lựa chọn, phân công giáo viên chủ nhiệm lớp, BGH trường 
Tiểu học Giao Châu đã đề ra những tiêu chuẩn cụ thể để lựa chọn, phân công đội 
ngũ giáo viên chủ nhiệm cho từng khối lớp phù hợp với đặc điểm học sinh. Trong 
đó đã xác định các tiêu chí cụ thể như: Giáo viên chủ nhiệm lớp 1 phải là những 
giáo viên: viết chữ đẹp, cẩn thận, diễn đạt rõ ràng, mạch lạch, vui nhộn và có khả 
năng tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, yêu thương con trẻ. 
 Ví dụ: Cô giáo Phạm Thị Nhạn ở trường có tính rất cẩn thận, ngăn nắp. Chữ 
cô viết rất đẹp, chú ý viết nắn nót, viết chậm, nên xếp cô chủ nhiệm lớp 1 là thích 
hợp. 
 + Lớp cuối cấp (lớp 4; 5): Học sinh đã có chút vốn hiểu biết về tự nhiên xã 
hội. Hoạt động học tập là chủ đạo. Sự lựa chọn phân công giáo viên phải có năng 
lực và kỹ năng sư phạm. Do vậy mà giáo viên chủ nhiệm lớp phải có trình độ kiến 
thức, có khả năng truyền thụ kiến thức dễ hiểu phát huy được tính sáng tạo năng 
động của học sinh. 
 9 
* Phân loại học sinh: 
 Về thể lực: 
 Về đạo đức, tâm lý: 
 + Học sinh thông minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ, có ý thức tập thể cao, biết hợp 
tác với bạn bè khi thực hiện công việc chung 
 + Học sinh chăm chỉ, nhanh nhẹn, có ý thức tham gia hoạt động tập thể 
 + Học sinh chăm chỉ nhưng con rụt rè, khiêm tốn 
 + Học sinh có biểu hiện lười học, thái độ thờ ơ, ỷ nại trong công việc tập thể 
 Về hoàn cảnh gia đình: 
 Về sở thích: 
 - Sau khi phân loại học sinh theo các mặt trên,GV cần ghi lại kết quả phân 
loại vào sổ chủ nhiệm. 
 - Đồng thời trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn của năm 
học trước để nắm được tình hình chung của lớp, tình hình học tập và rèn luyện của 
từng học sinh. 
 Dựa vào sự phân loại trên đưa ra dự kiến và kế hoạch về công tác giáo dục 
đối với tập thể lớp và đối với từng học sinh. 
 Như vậy, việc nắm vững điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm từng học sinh là 
việc làm rất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp, giúp giáo viên chủ nhiệm cơ 
sở để phân loại học sinh có cách giáo dục cá biệt cụ thể với những học sinh có 
hoàn cảnh đặc biệt. 
2.3.2. Theo dõi, kiểm tra kết quả phân loại 
 - Kết quả phân loại trên chỉ là những tìm hiểu ban đầu của từng học sinh, có 
thể đó là sự phân loại chưa hoàn toàn chính xác. Do đó, người giáo viên chủ nhiệm 
cần tổ chức một số hoạt động tập thể để các em tham gia bộc lộ tính cách. 
 Chẳng hạn, giáo viên có thể giao cho mỗi tổ một nhiệm vụ như làm cỏ bồn 
hoa, thu gom rác thải, hoặc tổ chức cho học sinh thi giải đố trong giờ sinh hoạt tập 
thể Qua theo dõi sự tham gia của học sinh chúng ta sẽ thấy các em có sự bộc lộ 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_bien_phap_boi_duong_giao_vien_nang_cao_hieu_qua_cong.pdf